HOME    CHIA SẺ LỜI CHÚA    LINH ĐẠO    THẦN HỌC    ĐỜI SỐNG    SOME THEMES IN ENGLISH 

HIỆN TẠI MỚI QUAN TRỌNG    BẠN ĐƯỜNG LINH THAO    ĐỂ TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC HƠN

LINH THAO MƯỜI NGÀY   LINH THAO TRONG CUỘC SỐNG   ĐẶC SỦNG DÒNG TÊN   SÁCH LINH THAO CỦA THÁNH YNHÃ

 

LINH THAO TRONG CUỘC SỐNG

Jptl

MỤC LỤC:

 

TUẦN 2. 4

C. TIẾNG GỌI VUA HẰNG SỐNG.. 4

1. Từ nay ngươi sẽ là kẻ lưới người (Lc.5,1-11) 4

2. Sứ mạng (Yn.20,21) 4

3. Ơn gọi Abraham (Kn.12,1-9) 5

4. Đáp trả trong vâng phục đức tin (Kn.22,1-10) 5

5. Ơn gọi Ysaya (Ys.6,1-13) 5

6. Ơn gọi tiền định (Ys.42, 1-9) 6

7. Ơn gọi và cung cách hành xử của người tôi tớ Yavê (Ys.49.50.52) 6

8. Ơn gọi tiên tri Yêrêmia (Yer.1,4-10.17-19) 6

9. Ơn gọi Kitô hữu (Mc.8,34-9,1) 6

10. Ơn gọi tông đồ (Mc.3,13-19) 7

11. Tiếng gọi Vua Đời Tạm giúp chiêm ngắm tiếng gọi Vua Hằng Sống (LT.91-98) 7

GHI CHÚ: 7

D. SỨ MẠNG ĐÒI TỰ HỦY. 9

1. Nhập Thể (Lc.1,26-38) 9

2. Lời đã thành xác thịt (Yn.1,14;1,1-18) 9

3. Nhập thể là tự hủy (Phil.2,6-11) 9

4. Sinh bởi ngươi nữ (Gal.4,4-6) 10

5. Giáng sinh (LT.101-109) 10

6. Ngôi Lời nhập thể để thi hành Ý Thiên Chúa: 10

7. Đức Yêsu Giáng Sinh (Lc.2,1-20) 10

8. Cắt bì và đặt tên(Lc.2,21) 10

9. Đức Yêsu được dâng trong đền thờ(Lc.2,22-40) 11

10. Trốn sang Aicập (Mt.2,13-23) 11

11. Con phải lo việc Cha con (Lc.2,41-50) 11

12. Đức Yêsu sống một thời gian rất dài ở Nadarét (Lc.2,51-52) 12

GHI CHÚ: 12

E. ĐỨC YÊSU THUỘC TRỌN VỀ CHA. 13

1. Đức Yêsu chịu phép rửa (Mc.1,1-13) 13

2. Đức Yêsu chịu cám dỗ (Mt.4,1-11) 13

3. Trọn ngày sống cho Thiên Chúa (Mc.1,21-39) 13

4. Của ăn của Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta (Yn.4,34) 14

5. Cách sống được chúc phúc (Mt.5,1-12) 14

6. Sống phó thác tất cả nơi Thiên Chúa (Mt.6,25-34) 14

7. Hãy nên thánh vì Ta là thánh (Mt.5,43-48) 15

GHI CHÚ.. 15

F. ĐỨC MARIA THUỘC TRỌN VỀ THIÊN CHÚA. 16

1. Lời vâng tuyệt hảo (Lc.1,26-38) 16

2. Mẹ âm thầm thuộc về Thiên Chúa. 16

3. Mẹ tìm lại được hài nhi Yêsu (Lc.2,41-52) 16

4. Niềm tin của Mẹ vào Con (Yn.2,1-11) 17

5. Ai là Mẹ tôi và ai là anh em tôi (Mt.12,46-50) 17

6. Mẹ dưới chân thập giá (Yn.19,25-27) 17

GHI CHÚ.. 18

G. CON ĐƯỜNG ĐỨC YÊSU ĐI 19

1. Thái độ của dân chúng đối với đức Yêsu khi Ngài rao giảng (Mc.1-3) 19

2. Thái độ của người thân và ký lục, biệt phái 19

3. Ơn gọi tông đồ (Mc.3,13-19) 19

4. Khủng hoảng sứ vụ tại Galilê (Mc.4) 20

5. Hạt giống âm thầm mọc (Mc.4,26-29) 20

6. Đức Yêsu có quyền trên thiên nhiên (Mc.4,35-41) 20

7. Loan báo Tin Mừng bằng trừ quỷ (Mc.5-6) 20

8. Các tông đồ không hiểu đường lối của đức Yêsu (Mc. 4;6) 21

9. Đức Yêsu là Kitô (Mc.8,27-30) 21

10. Con đường đức Yêsu đi là con đường thập giá (Mc.8,31-33) 21

11. Ai muốn theo tôi phải vác thập giá mình (Mc.8,34-9,1) 21

12. Con đường đức Yêsu đi: cầu nguyện và ăn chay (Mc.9,14-29) 21

13. Con đường đức Yêsu đi: Phục vụ (Mc.9,33-37) 22

14. Yoan ngăn cản người ta nhân danh đức Yêsu làm điều tốt (Mc.9,38-41) 22

15. Vẫn không muốn hiểu bài học thập giá (Mc.10,32-45) 22

16. Đức Yêsu thương cảm con người: người mù được sáng (Mc.10,46-52) 22

17. Những người không chấp nhận con đường của đức Yêsu. 23

18. Giới răn yêu thương (Mc.12,38-34) 23

19. Đức Yêsu, con người tự do. 23

20. Đời sống trinh khiết của đức Mẹ và thánh cả Yuse. 23

GHI CHÚ.. 24

H. NGÀY YNHÃ. 25

1. Hai con đường (Tv.1) 25

2. Chúa gọi anh thanh niên giàu có (Mc.10,17-22) 26

3. Giá trị của tiền bạc (Mc.10,23-31) 26

4. Sự Sống và Sự Chết (LT.136-147) 26

5. Ba mẫu người (LT.149-157) 26

6. Ba bậc khiêm nhường (LT.165-168) 27

7. Số phận của đức Yêsu (Mc.10.32-34) 27

8. Nếu thế gian thù ghét các ngươi (Yn.15,18-25) 27

9. Ai muốn theo Ta (Mt.16,21-28) 27

10. Chọn lựa. 28

11. Tâm tình tạ ơn (Lc.17,11-19) 28

12. Chúa vẫn trung thành mãi 28

GHI CHÚ.. 28

 


TUẦN 2

C. TIẾNG GỌI VUA HẰNG SỐNG

            Sám hối để sống ơn gọi trọn vẹn hơn, đó là nỗ lực của tất cả đời sống kitô hữu, của một đời người, cũng như của từng ngày.

            Bài linh thao này sẽ chi phối tất cả những bài sau, nên chúng ta hãy cố gắng để đạt được mục tiêu của bài linh thao này với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần.

            Ơn xin của bài cầu nguyện này là: xin cho chúng ta đừng giả điếc làm ngơ trước lời mời gọi của Đức Yêsu, nhưng mau mắn và quảng đại thi hành ý định của Ngài. Thiên Chúa mời gọi chúng ta trở nên con Thiên Chúa. Đức Yêsu mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài làm cho nhiều người nhận biết tình yêu của Thiên Chúa Cha đối với con người, để mọi người được hạnh phúc nhờ sống tin yêu phó thác cho Thiên Chúa là Đấng yêu mình.

            Được coi như đạt yêu cầu bài cầu nguyện, nếu chúng ta có tâm tình của người muốn trổi vượt trong việc phục vụ Vua Hằng Sống (LT.97-98). Nếu không hoàn toàn có tâm tình của lời tâm sự trên, thì hãy thành khẩn cầu xin Chúa ban cho mình có tâm tình đó, ít nữa là lòng ao ước được có lòng ao ước đó.

1. Từ nay ngươi sẽ là kẻ lưới người (Lc.5,1-11)[1]

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Đức Yêsu giảng dạy ven bờ hồ Galilê.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được ơn nhận ra tiếng Chúa gọi mình lúc này, và ơn mau mắn thi hành Ý Ngài.

Điểm:

i). Đức Yêsu rao giảng, dân chúng lắng nghe.

ii). Đức Yêsu dùng con thuyền của Phêrô làm phương tiện ..., Phêrô quảng đại, mẻ lưới lạ, ...

iii). Ơn nhận biết chính mình và lời mời gọi[2]

Lạy Thầy xin xa tôi ra vì tôi là kẻ tội lỗi. Đừng sợ, từ nay ngươi sẽ là kẻ chài lưới bắt người.

Tâm sự với Chúa, xin Chúa cho mình quảng đại đáp trả lời mời gọi của Ngài như Phêrô.

2. Sứ mạng (Yn.20,21)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Đức Yêsu rong ruổi khắp các làng mạc đất nước Do-thái để rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình đừng giả điếc làm ngơ nhưng mau mắn thi hành thánh ý Chúa.

Điểm:

i). Sứ mạng Đức Yêsu: làm chứng cho tình yêu, làm cho con người biết và cảm nhận rằng Thiên Chúa yêu thương con người vô cùng.

Khi con người biết Ngài là Thiên Chúa, thì con người biết rằng Thiên Chúa yêu thương con người vô cùng Yn.3,16: Thiên Chúa đã yêu thế gian đến độ ban Con Một Ngài cho thế gian ....

ii). Cách thế Đức Yêsu thực hiện sứ mạng: tự hủy, thập giá.

iii). Sứ mạng của chúng ta và cách thế chúng ta thực hiện sứ mạng

Yn.20,21: Như Cha đã sai thầy, thầy cũng sai anh em.

Sứ mạng của chúng ta cũng là làm chứng cho tình yêu: hiểu, thông cảm, giúp đỡ ...

iv). Con đường thập giá là con đường tuyệt vời minh chứng tình yêu.

Tâm sự với Chúa, xin Chúa cho mình yêu Chúa đến độ muốn nên giống Ngài trong mọi sự. Dùng lời nguyện của kẻ muốn trổi trang việc phụng sự Chúa (LT.97-98).

3. Ơn gọi Abraham (Kn.12,1-9)[3]

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Abraham được Thiên Chúa mời gọi bỏ quê cha đất tổ để đi tới một nơi mà mình chưa biết.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được  cảm nhận lời mời gọi của Chúa, và ơn can đảm từ bỏ tất cả, kể cả chính mình, để đáp trả tiếng Chúa.

Điểm:

i). Thiên Chúa mời gọi và hứa cho Abraham...

Lời hứa, nghĩa là điều được hứa chưa xảy ra, đòi người được hứa phải tin vào Người hứa.

ii). Abraham đã tin, và biểu lộ bằng hành động bỏ quê cha đất tổ, bỏ họ hàng và những gì thân yêu, để dấn bước đi theo Đấng đã hứa mà không có bảo đảm gì ngoài lòng tin vào Đấng đó.

Tâm sự: Nói chuyện với Chúa, Đấng đã gọi Abraham, và xin Chúa ban cho mình có lòng tin như Abraham, cũng như có thái độ dũng cảm từ bỏ như Abraham.

4. Đáp trả trong vâng phục đức tin (Kn.22,1-10)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Abraham ra đi theo như lời Chúamời gọi hiến tế.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình biết hy sinh tất cả, ngay cả cái mình quý nhất, để đáp trả tiếng Chúa gọi.

Điểm:

i). Chúa tôi luyện[4] đức tin của Abraham bằng cách ra lệnh hiến tế Ysaac.

ii). Nhìn nghe quan sát Abraham thi hành lệnh Chúa dù trong lòng ...: dậy sớm, chẻ củi, đường xa, lời con trẻ!

iii). Lời Thiên Chúa can thiệp

Tâm sự với Thiên Chúa, Đấng luôn trôi luyện những người Chúa yêu.

5. Ơn gọi Ysaya (Ys.6,1-13)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Chúa gọi Ysaya.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được ơn nhận biết mình tội lỗi bất xứng trước lời mời gọi của Chúa.

Điểm:

i). Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh

ii). Tôi là ai? Môi nhơ uế không đáng ...

iii). Sai ai? Này tôi đây, xin hãy sai tôi!

Tâm sự với Thiên Chúa là Đấng Thánh, và xin Ngài thánh hóa chúng ta.

6. Ơn gọi tiền định (Ys.42, 1-9)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa đối với mình, khi Ngài gọi và chọn mình.

Điểm:

i). Cung cách cư xử của người tôi tớ Yavê: trung tín, âm thầm, hiền lành .... Thiên Chúa gọi, cầm tay ...

ii). Sứ mạng của người tôi tớ Thiên Chúa.

Tâm sự: xin Chúa cho mình nhận biết Chúa yêu mình đến mức nào, và ơn đáp trả tiếng Chúa kêu mời.

7. Ơn gọi và cung cách hành xử của người tôi tớ Yavê (Ys.49.50.52)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh của người được yêu.

Xin ơn cảm nghiệm được Thiên Chúa yêu mình ngay từ hồi mình còn trong bụng mẹ, Ngài bảo vệ mình trong mọi hoàn cảnh, ẩn dấu mình trong cánh tay người, làm cho mình như mũi tên sắc bén, và bảo vệ mình như con ngươi mắt Chúa.

Điểm:

i). Tình yêu và ơn gọi (Ys.49,1-6)

ii). Cung cách hành xử của người tôi tớ Yavê:

Thất bại, hy sinh từ bỏ, chết, là "phần số" của người tôi

tớ Thiên Chúa.

Tâm sự với Chúa, xin Chúa cho mình  ơn can đảm đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, và ơn nên giống Chúa Yêsu vác thập giá.

8. Ơn gọi tiên tri Yêrêmia (Yer.1,4-10.17-19)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Chúa gọi Yêrêmia.

Xin ơn nhận biết tình yêu Chúa đối với mình, và ơn mau mắn đáp trả lời mời gọi, chứ đừng tìm cách thoái thác.

Điểm:

i). Thiên Chúa yêu và chọn Yeremia làm ngôn sứ ngay từ khi còn trong dạ mẹ.

ii). Lời thoái thác của Yeremia, lời trấn an của Thiên Chúa!

iii). Sứ mạng nặng nề!

Tâm sự với Chúa, xin Chúa cho mình quảng đại và can đảm nhận lãnh sứ mạng Chúa trao phó.

9. Ơn gọi Kitô hữu (Mc.8,34-9,1)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Đức Yêsu vác thập giá.

Xin ơn nhận ra giá trị ơn gọi kitô, và ơn đáp trả bằng hành vi từ bỏ mình liên lỉ.

Điểm:

i). Thập giá luôn luôn là điều trái ý...

ii). Thập giá của tôi, hôm qua và hôm nay ...

iii). Từ bỏ mình và vác thập giá mình mà theo Ta.

Tâm sự với Chúa Yêsu vác thập giá.

10. Ơn gọi tông đồ (Mc.3,13-19)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Đức Yêsu gọi các tông đồ sau một đêm cầu nguyện.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được hạnh phúc của những người được Thiên Chúa tuyển chọn.

Điểm:

i). Để họ ở với Ngài

ii). Để được Ngài sai đi rao giảng

iii). Chúa gọi tên từng người một!

Tâm sự với Chúa, Đấng yêu thương mình.

11. Tiếng gọi Vua Đời Tạm giúp chiêm ngắm tiếng gọi Vua Hằng Sống (LT.91-98)

            Chúa gọi tôi, mời tôi cộng tác với Ngài trong sứ mạng chinh phục thế gian, giúp thế gian nhận biết tình yêu của Thiên Chúa đối với họ.

            Ao ước nên giống Chúa Yêsu trong khó nghèo khổ nhục!

GHI CHÚ:

            Khi cầu nguyện xong một chủ đề, như Nguyên Lý Nền Tảng, Tội, Tiếng Gọi, thì sẽ dùng một giờ để kiểm điểm tổng quát. Cố gắng nhận ra những ơn Thiên Chúa ban cho mình, cũng như những lỗi lầm khuyết điểm mình còn mắc phải, và nỗ lực sửa đổi để được kết hiệp với Thiên Chúa hơn nữa.

            Xin lưu ý một lần nữa: bình thường chúng ta cầu nguyện được, nghĩa là được an ủi, ít là hiểu như thêm lòng tin cậy kính mến Thiên Chúa (LT.316). Nếu xét gẫm thấy mình cầu nguyện không được, thì cố tìm nguyên do, và phải tìm được mới thôi!

            Bình thường thì tại mình ươn lười hoặc không quảng đại với Chúa đủ nên không cầu nguyện tốt, chẳng hạn tại mình cầu nguyện không đủ một giờ, không cố gắng cầm trí cầu nguyện, không dứt khoát đuổi các chia trí và cám dỗ liền, không đặt Thiên Chúa lên trên hết, không đặt tương quan với Thiên Chúa lên trên mọi tương quan khác, không xét gẫm nghiêm chỉnh, không luôn nhớ đến Chúa và đuổi những tư tưởng chia trí ngay cả lúc không phải là giờ cầu nguyện chính thức, không giữ con mắt, không giữ thinh lặng và bầu khí thinh lặng, làm chia trí người khác bằng nụ cười, không giữ thinh lặng nội tâm, ...!

            Nếu không có khát vọng muốn tốt hơn nữa, muốn được thuộc về Chúa hơn nữa, thì những điều chỉ dẫn trên không có giá trị gì!

            Nhớ xét mình riêng về việc giữ các điều phụ thêm (LT.90). Đây là xét mình để giúp mình quảng đại với Chúa hơn nữa.

            Các quy luật giúp phân biệt các thần của tuần nhất rất quan trọng, giúp người tập linh thao biết mình hơn (LT.326.327), biết đường lối của thần lành thần dữ (LT.314.315), và như vậy dễ tiến bước trên đường thiêng liêng hơn.

            Nếu có quá nhiều dự phóng để phụng sự Chúa, và nếu bị chia trí bởi những dự phóng "tốt đẹp" này, thì những quy tắc của tuần II (LT.328-336) sẽ giúp thao viên tránh sa bẫy của ma quỷ.

            Với những bài cầu nguyện có đức Yêsu, thì có thể áp dụng cách thức cầu nguyện chiêm niệm, tức là: nhìn nghe quan sát suy nghĩ và rút ích lợi.

            Cảm nghiệm an ủi (LT.316), cảm mếm (LT.2), nghỉ ngơi (LT.76),...là những từ ngữ đáng lưu ý khi làm Linh Thao.


D. SỨ MẠNG ĐÒI TỰ HỦY

            Chúng ta đã bước vào tuần thứ hai của Linh Thao. Ơn xin của tuần này: xin được hiểu biết thâm sâu về đức Yêsu, Đấng đã làm người vì tôi, để được yêu Ngài hơn và theo Ngài hơn (LT.104).

            Sở dĩ xin ơn hiểu biết Chúa hơn, là vì vô tri bất mộ! Yêu ai, đòi phải hiểu người đó. Trong ý hướng này Thiên Chúa đã mặc khải cho con người biết Thiên Chúa đã yêu con người vô cùng trong suốt dòng lịch sử. Đây là một điều chúng ta phải xin, vì hiểu biết Thiên Chúa không là chuyện chỉ nằm trong khả năng con người!

            Xin ơn yêu Chúa hơn! Vì tình yêu không đơn thuần là biết hoặc là muốn, nhưng còn là cái gì khác nữa, là chính sự sống của con người. Tình yêu, và tình yêu Thiên chúa là một ơn vô cùng lớn mà mình phải thành khẩn nài xin.

            Cách cầu nguyện của tuần II này thường là chiêm niệm: nhìn, nghe, quan sát đức Yêsu đã sống như thế nào, nói năng suy nghĩ cư xử như thế nào, để mình nên giống Chúa hơn.

1. Nhập Thể (Lc.1,26-38)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh ở giữa con người tội lỗi, cùng hiện diện khi thiên thần truyền tin cho đức Mẹ.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được thấy rõ vì Chúa yêu tôi nên nhập thể vì tôi, xin Ngài làm cho tôi cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa đối với tôi.

Điểm:

i). Con người ở trong tình trạng tội lỗi

ii). Thiên Chúa muốn và quyết định cứu độ con người.

iii). Thiên Chúa hỏi ý kiến con người để thực hiện chương trình cứu độ con người. Lời xin vâng của mẹ Maria đã thay đổi tạo vật.

Tâm sự với Ba Ngôi Thiên Chúa và với cả mẹ Maria nữa.

2. Lời đã thành xác thịt (Yn.1,14;1,1-18)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh thai nhi “Lời nhập thể” nằm trong dạ mẹ.

Xin ơn được hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể, để yêu Chúa hơn và theo Ngài hơn.

Điểm:

i). Lời thành xác thịt (Yn,1,14)

Chữ Sarx ở đây được dùng để chỉ con người, chứ không phải là Yuch.

ii). Vô hạn thành hữu hạn, tuyệt đối thành tương đối?!

iii). Ân sủng và sự thật được ban nhờ đức Yêsu

Tâm sự với Lời Nhập Thể.

3. Nhập thể là tự hủy (Phil.2,6-11)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh thai nhi “Lời nhập thể” trong dạ mẹ.

Xin ơn hiểu biết tình yêu qua hành vi nhập thể, tự hủy, để yêu Chúa hơn và theo Ngài hơn.

Điểm:

i). Phận Thiên Chúa, đồng hàng cùng Thiên Chúa

ii). Hủy mình ra không, vâng phục đến bằng lòng chịu chết, và là cái chết thập giá.

iii). Tình yêu được thấy qua mầu nhiệm tự hủy, thập giá.

Tâm sự với Lời nhập thể, và Thiên Chúa Cha, Đấng là Nguồn của mọi sáng kiến và chương trình.

4. Sinh bởi ngươi nữ (Gal.4,4-6)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh một em bé mong manh mỏng dòn được sinh hạ trong hang chiên cừu.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được hiểu Chúa hơn, để yêu Ngài hơn và theo Ngài.

Điểm:

i). Tại sao Thiên Chúa “phải[5]” làm người?

ii). Tại sao phải sinh ra (nằm trong dạ) một người nữ?

Tâm sự với Chúa, xin Chúa cho mình hiểu tình yêu của Ngài đối với con người đến độ như thế nào!

5. Giáng sinh (LT.101-109)

Theo như sách Linh Thao chỉ, cố gắng để thấy Ba Ngôi thực hiện chương trình cứu độ nhân loại, và cố gắng để thấy tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa đối với con người.

6. Ngôi Lời nhập thể để thi hành Ý Thiên Chúa:

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Lời nhập thể được sinh hạ trong chuồng chiên cừu.

Xin cho mình ơn hiểu biết Tình Yêu Thiên Chúa đối với mình, để yêu Ngài hơn và theo Ngài hơn.

Điểm:

i). Suy nghĩ lại để hiểu thêm Nhập Thể.

ii). Đo lường cân nhắc để biết và cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa đối với tôi qua việc Ngài vĩnh viễn làm người.

iii). Tình yêu của từng ngôi vị đối với tôi qua hành vi Ngôi Lời nhập thể.

Tâm sự với Chúa Cha, Lời Nhập Thể, và Thánh Thần.

7. Đức Yêsu Giáng Sinh (Lc.2,1-20)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Lời Thiên Chúa được sinh hạ trong chuồng chiên cừu.

Xin ơn hiểu biết Chúa hơn, để yêu Chúa hơn và theo Ngài hơn.

Điểm:

i). Cuộc hành trình từ Nadarét tới Bêlem.

ii). Không ai cho trọ qua đêm vì họ là những người nghèo.

iii). Đức Yêsu được sinh ra trong cảnh nghèo hèn nhất: nghèo hơn cả người nghèo: trong hang súc vật.

iv). Niềm vui của thiên thần và của mục đồng.

Thiên Chúa giáng sinh như một quà tặng cho con người.

Tâm sự với hài nhi Yêsu mới được sinh ra.

8. Cắt bì và đặt tên(Lc.2,21)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh hài nhi được cắt bì đau đớn dẫy dụa.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được hiểu tại sao Thiên Chúa lại nhập thể để rồi phải đau đớn như vậy, để mình hiểu Chúa hơn và theo Ngài hơn.

Điểm: 

i). Thân phận con người của đức Yêsu được biểu lộ qua việc được đặt tên, cũng như qua việc được cắt bì.

ii). Đặt tên cho ai là có quyền trên người đó.

Đức Yêsu , theo ý định của Thiên Chúa, vâng phục Mẹ và thánh cả Yuse. Yêsu là tên do Thiên Chúa, nhưng đức Maria và thánh Yuse là những người gọi tên đó đầu tiên.

Tâm sự với Chúa, xin Chúa cho mình chấp nhận thân phận con người, vì chính Ngài cũng chấp nhận thân phận con người.

9. Đức Yêsu được dâng trong đền thờ(Lc.2,22-40)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Đức Yêsu được bồng ẵm và dâng cho Thiên Chúa trong đền thờ.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được hiểu Chúa hơn, yêu Chúa hơn và theo Ngài hơn.

Điểm:  nhìn nghe quan sát suy nghĩ và rút ích lợi...

i). Cuộc hành trình tới đền thờ

ii). Đức Maria và thánh Yuse đại diện con người xin Thiên Chúa ở với con người

iii). Cuộc hạnh kiến của Simeon và Anna với Đức Yêsu.

Tâm sự với Chúa, xin Chúa cho mình được thuộc trọn về Thiên Chúa, bằng việc vâng phục những gì Thiên Chúa muốn qua lề luật.

10. Trốn sang Aicập (Mt.2,13-23)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh thánh Yuse đưa hai mẹ con hài nhi trốn sang Ai-cập.

Xin ơn được hiểu Chúa hơn, yêu Ngài hơn và theo Ngài.

Điểm: 

i). Vất vả trốn sang Ai-cập. Tại sao Thiên Chúa phải khổ cực như vậy? Và tại sao Đức Mẹ và thánh Yuse cũng phải khổ cực như vậy?

ii). Thiên Chúa nhập thể bị đe dọa đến tính mạng!

Tâm sự với Chúa, xin Chúa cho mình sống khiêm tốn như Chúa nhập thể.

11. Con phải lo việc Cha con (Lc.2,41-50)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Đức Yêsu ngồi giữa các người thông luật ...

Xin ơn hiểu biết tại sao đức Yêsu cư xử như vậy, để bắt chước và sống như Chúa vậy.

Điểm:

i). Những chuẩn bị và cuộc hành trình đi Yêrusalem, tâm tình thái độ của thánh Yuse, đức Mẹ và đức Yêsu. Lời nói với nhau và với Thiên Chúa.

ii). Quang cảnh mãn lễ, người người tấp nập ra về. Đức Yêsu cố tình ở lại chứ không bị lạc như vẫn thường được nói.

iii). Thái độ và tâm tình khi "mất con" của thánh Yuse và đức Mẹ! Lời đáp của đức Yêsu!!!

Tâm sự với Chúa, xin Chúa cho mình hiểu tại sao Ngài làm như vậy, để rồi cho mình được chọn lựa giống Ngài: đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự, trên hết mọi tương quan.

12. Đức Yêsu sống một thời gian rất dài ở Nadarét (Lc.2,51-52)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh gia đình thánh tại Nadarét, với những công việc bình thường.

Xin ơn hiểu những suy nghĩ, lời nói, thái độ, cách sống của đức Yêsu trong suốt thời gian này, để yêu Ngài hơn và nên giống Ngài hơn.

Điểm:

i). Những gì đức Yêsu đã làm trong suốt thời gian trước khi đi rao giảng?

ii). Hãy nhìn nghe quan sát dức Yêsu: thái độ sống, cung cách cư xử, tư tưởng, lời nói và hành động của Ngài.

Tâm sự với Chúa, Đấng đã sống hơn 30 năm âm thầm vì yêu tôi.

GHI CHÚ:

            Những ghi chú này có mục đích để giúp làm linh thao trong cuộc sống hằng ngày, nên không tránh khỏi những lập đi lập lại!

            Nếu cầu nguyện không được hoặc cầu nguyện không đạt yêu cầu, thì phải xem có gì trục trặc cần sửa đổi nơi mình không?

Hoặc mình còn có quyến luyến lệch lạc nào đó?

Hoặc còn thiếu quảng đại với chúa?

Mình có luôn nhớ đến Chúa và những tâm tình cầu nguyện trong suốt ngày, cũng như có xua  đuổi ngay những gì không hợp với tâm tình cầu nguyện đến trong đầu không? Có luôn giữ ngũ quan không?

            Nếu cầu nguyện không đạt yêu cầu - chúng ta biết mình cầu nguyện có đạt hay không là nhờ ở xét gẫm dựa vào các ơn xin- thì phải cầu nguyện thêm hoặc cầu nguyện lại bài đó.

            Nhớ xét mình riêng về lòng quảng đại đối với Chúa, trong việc giữ các điều phụ thêm.


E. ĐỨC YÊSU THUỘC TRỌN VỀ CHA

            Tuần thứ hai được tiếp tục với những bài cầu nguyện chiêm niệm đức Yêsu trong cuộc sống công khai rao giảng của Ngài.

            Cách thức cầu nguyện của tuần hai là nhìn-nghe-quan sát để  nên giống Ngài hơn, để được đồng hình đồng dạng với Ngài trong mọi sự.

            Khao khát nên trọn lành, khao khát được ở sâu trong tình yêu của Chúa, khao khát thuộc trọn về Chúa, khao khát được nên giống Chúa, là thái độ tâm tình nền tảng để tiến bộ trong đời sống thiêng liêng. Nếu chúng ta có khao khát ước vọng này, đó đã là ơn của Thánh Thần rồi; chúng ta tiếp tục này xin ơn này, để lòng khao khát được mãnh liệt hơn nữa nơi chúng ta.

1. Đức Yêsu chịu phép rửa (Mc.1,1-13)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Đức Yêsu xếp hàng chờ tới lượt mình được thanh tẩy.

Xin ơn được hiểu nguyên nhân, cung cách hành xử và suy nghĩ của đức Yêsu khi Ngài đến chịu phép rửa ở sông Joran với Yoan, để yêu Ngài hơn và theo Ngài.

i). Yoan tẩy giả xuất hiện rao giảng và làm phép rửa thống hối. Thái độ của dân chúng, và thái độ của biệt phái ký lục thượng tế trước lời rao giảng này?

ii). Đức Yêsu bỏ mẹ Ngài ở lại Nadarét để ra đi. Thái độ và tâm tình của mỗi người (của Mẹ và của Yêsu)?

iii). Nhìn nghe quan sát đức Yêsu trong biến cố Ngài chịu phép rửa. Sự xác chuẩn của Thiên Chúa Cha?

Tâm sự với đức Yêsu, Đấng là chiên gánh tội chúng ta. Ngài chịu phép rửa thống hối như đại diện con người sám hối trước Thiên Chúa.

2. Đức Yêsu chịu cám dỗ (Mt.4,1-11)

Khung cảnh bầu khí: Đức Yêsu ở nơi cô tịch[6] ăn chay cầu nguyện.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được hiểu suy nghĩ, cung cách hành xử của đức Yêsu, để nên giống Ngài hơn.

i). Cám dỗ thỏa mãn xác thịt và nhu cầu thể xác (đói ăn khát uống). Những hình thức của cám dỗ này trong thời đại ngày nay, và với tôi?

ii). Cám dỗ thứ hai: danh vọng ,được kính trọng. Những biểu lộ của cám dỗ này trong giai đoạn hiện tại đối với tôi? Cách đức Yêsu đáp trả.

iii). Cám dỗ có quyền lực, độc lập với tất cả kể cả Thiên Chúa. Độc lập hay nô lệ, khi muốn không tùy thuộc Thiên Chúa? Đâu là những hình thức hiện đại của cám dỗ này? Thái độ đặc biệt của Đức Yêsu?

Tâm sự với Chúa, xin Chúa cho mình ơn chọn Chúa trên hết qua việc dứt khoát đối với cám dỗ của ma quỷ, và cho mình nhận ra những cám dỗ của ma quỷ dưới mọi hình thức.

3. Trọn ngày sống cho Thiên Chúa (Mc.1,21-39)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh thôn làng Capharnaum bên bờ biển hồ.

Xin ơn hiểu tâm tình, ý hướng, suy nghĩ và hành động của đức Yêsu, để được yêu và nên giống Ngài hơn.

i). Giảng dạy và chữa bệnh như những dấu chứng cho thấy Nước Thiên Chúa đã đến gần (cc.21-34).

ii). Ngài đến nơi thanh vắng cầu nguyện với Cha dù suốt ngày Ngài đã làm việc vất vả. Phải chăng việc cầu nguyện với Cha của đức Yêsu là quan trọng và không thể thiếu?

Tâm sự với đức Yêsu, xin Ngài ban cho mình được nên giống Ngài trong mọi sự, nhất là trung thành với Thiên Chúa trong cầu nguyện.

4. Của ăn của Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta (Yn.4,34)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh ở với Đức Yêsu bên giếng Giacóp tại Samaria, và thái độ của người Do-thái đối với người Samaria.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được hiểu và cảm nghiệm đức Yêsu khao khát làm theo ý Thiên Chúa đến độ nào, và xin cho mình cũng có khao khát đó.

i). Đức Yêsu mệt vì đường xa, đói, khát ...

ii). Đức Yêsu xin nước, nhưng đó là cớ để Ngài nói về Thiên Chúa và tình yêu của Thiên Chúa đối với chị phụ nữ.

iii). Ngài quên "đói và khát".

iv). Thái độ của chị phụ nữ. Thái độ của các tông đồ.

Tâm sự với Chúa Yêsu, người đã sống nghèo và rao giảng đến quên ăn quên uống. Cố gắng đi vào tâm tình của đức Yêsu và trở nên giống Ngài hơn.

5. Cách sống được chúc phúc (Mt.5,1-12)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh Đức Yêsu sống rất nghèo tại Nadarét.

Xin ơn hiểu và cảm nghiệm rõ Chúa Yêsu đã sống các mối phúc như thế nào, và ơn để sống các mối phúc đó.

Điểm:

Mỗi mối phúc[7] là một điểm.

Trong mỗi điểm:

            xem ý nghĩa của mối phúc đó?

            xem Đức Yêsu sống mối phúc này như thế nào?

            xem tôi có chấp nhận quan diểm của Đức Yêsu không, và nếu tôi chấp nhận thì tôi đã sống mối phúc này thế nào?

            và cuối là tâm sự với Chúa khi biết Chúa và biết mình!

Tâm sự với Chúa Yêsu, Đấng đã dạy và sống các mối phúc này, xin cho mình nên giống Chúa: biết đặt niềm cậy trông duy chỉ vào Thiên Chúa mà thôi, không đặt hy vọng gì nơi tạo vật.

6. Sống phó thác tất cả nơi Thiên Chúa (Mt.6,25-34)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh người nghèo của thời đại đức Yêsu sống.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được sống phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa như đức Yêsu đã sống “xin đừng theo ý con, nhưng là ý Cha”.

Điểm[8]:

i). Chớ lo cho mạng sống mình

ii). Hãy tìm kiếm Nước trước đã!

iii). Tôi đã sống phó thác tất cả trong tay Thiên Chúa tình yêu chưa?

Tâm sự với đức Yêsu, Đấng đã sống phó thác tất cả cho Thiên Chúa.

7. Hãy nên thánh vì Ta là thánh (Mt.5,43-48)

Đặt mình hiện diện trong khung cảnh đức Yêsu-với-những-ao-ước-và-thao-thức đối với con người thời đại.

Xin ơn ao ước khao khát nên thánh.

i). Nên thánh, là lời mời và cũng là một mệnh lệnh.

ii). Thân phận con người.

Còn là người-tại-thế, thì còn bị cám dỗ và còn phải chiến đấu. Đức Yêsu và Đức Mẹ cũng không được miễn trừ khỏi cám dỗ.

iii). Giới răn yêu thương, yêu kẻ thù !

Không chỉ là không thù oán, không dửng dưng, nhưng chính yếu là quan tâm săn sóc giúp đỡ. Đức Yêsu đã sống giới răn yêu thương cách tuyệt vời ...

Tâm sự với Chúa, xin Chúa cho mình được ơn thuộc trọn về Chúa trong ý hướng, suy nghĩ, hành động.

 

GHI CHÚ

            Đọc lại các ghi chú nơi những trang trước.

            Quảng đại là một yếu tố rất quan trọng để dễ dàng cầu nguyện, tạo điều kiện giúp con người gặp gỡ Thiên Chúa, và rồi cảm nghiệm hạnh phúc ngay trong giờ cầu nguyện. Lòng quảng đại đối với Chúa được biểu lộ cách cụ thể qua việc giữ các điều phụ thêm, đặc biệt sống tâm tình Chúa luôn hiện diện và đồng hành với mình trong mọi giây phút của cuộc đời. Năng nhớ những điểm và tâm tình của bài cầu nguyện trong ngày. Để làm được điều này, phải hy sinh và giữ ngũ quan.

 


F. ĐỨC MARIA THUỘC TRỌN VỀ THIÊN CHÚA

            Nhờ con của Ngài là đức Yêsu, mà đức Maria được như hiện tại: Mẹ là Đấng vô nhiễm nguyên tội, là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác.

            Đức Maria là người thuộc trọn về Chúa trong tất cả: trong ý hướng, trong tư tưởng suy nghĩ, trong lời nói, hành động. Trong những bài cầu nguyện sau, chúng ta chiêm ngắm Mẹ, xem Mẹ đã phản ứng và xử sự ra sao trong từng biến cố của cuộc sống, để chúng ta được nên giống Mẹ hơn, nghĩa là, yêu Chúa Yêsu như Mẹ đã yêu, hiểu biết thâm sâu về Chúa Yêsu như Mẹ, bước theo Chúa Yêsu như Mẹ đã bước theo.

1. Lời vâng tuyệt hảo (Lc.1,26-38)

Như thể mình đang hiện diện trong khung cảnh thiên thần tới gặp gỡ và hỏi ý kiến xem Mẹ có đồng ý để Thiên Chúa can thiệp vào đời mình ...

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được nên giống Mẹ trong việc tìm hiểu và vâng phục thánh ý Thiên Chúa trong mọi trường hợp, được sống phó thác

như Mẹ đã phó thác tương lai Mẹ trong tay Thiên Chúa.

Điểm:

i). Cuộc sống của cô thôn nữ Maria

Thôn làng Mẹ sống. Cung cách cư xử của Mẹ với những người lối xóm. Đời sống đạo đức của Mẹ ....

Trước biến cố truyền tin, đức Maria cũng đã thuộc trọn về Thiên Chúa vì Ngài yêu thương Mẹ cách đặc biệt, và đã dành riêng Mẹ cho Ngài.

ii). Thiên Chúa hỏi ý kiến đức Mẹ trong biến cố truyền tin "để cứu độ con người".

Iii). Mẹ thưa tiếng xin vâng: “Xin hãy xảy ra cho tôi theo lời Ngài”!

Tâm sự với Mẹ, và với Đấng yêu Mẹ, cũng như với Đấng nhờ Ngài mà Mẹ được yêu!

2. Mẹ âm thầm thuộc về Thiên Chúa

Như thể mình đang hiện diện trong khung cảnh Đức Maria sống âm thầm khiêm hạ giữa bao thiếu nữ khác ở Nadarét.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình nên giống Mẹ trong niềm tin tưởng vào Thiên Chúa dù không thấy rõ những gì sẽ xảy ra.

Điểm:

i). Phúc cho bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng bà sẽ được thực hiện (Lc.1,45).

ii). Mẹ tạ ơn khi được người ta tôn trọng, khi được người ta yêu ...

iii). Mẹ vâng phục mọi điều lề luật dạy: Mẹ được tẩy uế dù vô tội vô tì uế, Mẹ dâng Chúa trong đền thờ dù Chúa luôn thuộc về Cha, ...

iii). Giữ kỹ những điều tiên tri nói khi dâng hài nhi Yêsu vào đền thờ.

Tâm sự với Mẹ và với Đấng Mẹ đã bồng ẵm trên tay và dạy dỗ, cũng như với Đấng là Thiên Chúa của Mẹ.

3. Mẹ tìm lại được hài nhi Yêsu (Lc.2,41-52)

Như thể mình đang hiện diện trong cảnh Mẹ tất bật lo lắng tìm con "bị lạc".

Xin ơn được như Mẹ, chấp nhận những "đêm tối" lo âu và đau buồn trong cuộc sống nhưng vẫn luôn tin tưởng vào Thiên Chúa và yêu mến đức Yêsu.

Điểm:

i). Đức Yêsu cố tình ở lại đền thờ, chứ không bị lạc. Tại sao Ngài làm như vậy ?

ii). Sau một ngày đàng gặp nhau, đức Maria và thánh Yuse nhận ra không có hài nhi Yêsu đi theo, và hài nhi cũng không có trong đoàn lữ hành. Đi vào tâm trạng của các ngài lúc này!

iii). Niềm vui của đức Mẹ khi gặp lại đức Yêsu. Câu trách nhẹ nhàng! Lời nói khó hiểu của đức Yêsu như thể "bất hiếu" (Lc.2,49).

Tâm sự với đức Mẹ, thánh Yuse, và đức Yêsu. Xin cho mình hiểu những điều Chúa muốn dạy mình khi Ngài cư xử với Mẹ như vậy.

4. Niềm tin của Mẹ vào Con (Yn.2,1-11)

Khung cảnh: Đức Maria và đức Yêsu đều được mời để dự tiệc cưới.

Ơn xin: Được như Mẹ, yêu đức Yêsu nhờ cậy đức Yêsu và tin Người sẽ làm theo ý mình xin, hiểu đức Yêsu nên không phiền hà với lời mà người ta "khó nghe ".

Điểm:

i). Sự thông cảm và tế nhị của đức mẹ với chủ nhà cưới. Hết rượu, và hậu quả có thể xảy ra: mang tiếng, danh dự, xích mích giữa hai ho ï...

ii).Đức Maria vẫn bảo đầy tớ “Ngài nói sao cứ làm như vậy”, cho thấy đức Maria tin và biết những gì đức Yêsu sẽ làm.

iii). Đức Yêsu tỏ mình cho các tông đồ để họ tin vào Ngài hơn.

Tâm sự với đức mẹ để Ngài dạy chúng ta yêu mến cậy dựa vào đức Yêsu như Mẹ, hiểu biết Ngài và biết trình bày những ao ước của mình cho Ngài với tất cả niềm tin tưởng như Mẹ đã làm.

5. Ai là Mẹ tôi và ai là anh em tôi (Mt.12,46-50)

Như thể mình đang hiện diện trong khung cảnh Đức Yêsu đang giảng dạy đám đông dân chúng.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình biết đặt Thiên Chúa và tương quan với Ngài trên mọi tương quan

nhân loại.

Điểm:

i). Đức Yêsu đang rao giảng. Đức Mẹ và anh em Ngài tìm Ngài ...

ii). Mẹ và anh em tôi là những người nghe và giữ lời Thiên Chúa. Tương quan với Thiên Chúa phải chi phối tất cả, và là động lực chính của tất cả. Đây không phải là lời coi thường tương quan xác thịt. Hơn nữa, Mẹ Maria đã đang và sẽ luôn luôn lắng nghe và giữ Lời Thiên Chúa trong suốt đời Ngài.

Tâm sự, nói chuyện thân thưa với Chúa, xin cho mình được sống chết với Lời Chúa, cho mình được như Mẹ: cưu mang Chúa trong lòng cách thiêng liêng và ban Chúa cho những người mình tiếp xúc.

6. Mẹ dưới chân thập giá (Yn.19,25-27)

Như mình hiện diện trong khung cảnh cùng với Mẹ đứng dưới chân thập giá.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa như Mẹ, dù ở trong những giây phút tăm tối nhất.

i). Đức Maria luôn dõi bước theo Con Ngài, cả những lúc vinh quang hay tăm tối u ám của Con Ngài. Mẹđi theo Con trên đường vác thập giá, hiện diện dưới chân thập giá khi tất cả hầu như đã bỏ Ngài.

ii). Cố gắng đi vào tâm tình của đức Mẹ, đi vào nỗi đau của Mẹ khi thấy Con bị khổ hình như vậy. Đi vào lòng Mẹ để thấy đức tin của Mẹ đối với Thiên Chúa khi đức Yêsu sinh ra nghèo hèn ..., và nhất là khi Con Mẹ bị treo trên thập giá.

Tâm sự với Mẹ, xin Mẹ xin Chúa cho mình được trở nên giống Mẹ và giống Con Mẹ hơn : phó thác tất cả trong tay Thiên Chúa dù bất cứ trong hoàn cảnh nào.

GHI CHÚ

            Nếu muốn cầu nguyện về chủ đề này nhiều hơn nữa , thì có thể dùng J. Laplace, sđđ, bản dịch trang 118-135.

            Chú ý xem thần dữ có giả dạng thần lành để làm mình chia trí không, xem LT. 332-234.

            Nhớ xét mình riêng về lòng quảng đại đối với Chúa qua việc giữ các điều phụ thêm, đặc biệt cầu nguyện trọn một giờ, xét ngắm, giữ tâm tình cầu nguyện cả ngày, giữ ngũ quan và nhất là giữ thinh lặng nội tâm.

 


G. CON ĐƯỜNG ĐỨC YÊSU ĐI

            Ơn xin của chủ đề này vẫn là xin được hiểu biết về đức Yêsu hơn, được yêu mến đức Yêsu hơn, và theo Ngài hơn.

            Tình yêu không có giới hạn, không bao giờ chúng ta có thể nói chúng ta đã đạt tới cùng điểm của tình yêu. Như hai người nam nữ yêu nhau, họ muốn tìm hiểu nhau để yêu và tin cậy nhau hơn, thì cũng tương tự như vậy giữa chúng ta và Thiên Chúa.

            Sứ mạng đức Yêsu là làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với con người. Làm sao để con người biết và chấp nhận tình yêu của Thiên Chúa đối với con người? Làm sao để con người rung cảm và rồi đáp lại tình Chúa đối với con người?

1. Thái độ của dân chúng đối với đức Yêsu khi Ngài rao giảng (Mc.1-3)

Như mình hiện diện trong khung cảnh Đức Yêsu rao giảng trong các hội đường.

Ơn xin: Hiểu biết về đức Yêsu hơn, để yêu và theo Ngài hơn. Ngài kiên nhẫn chịu đựng con người, Ngài yêu thương con người nên phải nói sự thật, và ngay cả khi tình yêu bị từ chối Ngài vẫn yêu thương con người.

Điểm:

i). Người ta nô nức đón nghe đức Yêsu (Mc.1,21-22. 27-28. 32-33. 37-45; 2,12; 3,7-12).

ii). Người ta bắt đầu xì xầm chống đối Ngài, đặc biệt là các ký lục, biệt phái (Mc.2,16-18; 11,24-28; 3,2-4).

Tâm sự với đức Yêsu, Đấng đã sống mầu nhiệm tự hủy Thiên-Chúa-làm-người, nghĩa là chấp nhận để bị người ta chống đối. Tại sao Chúa lại nói cho người ta điều mà người ta không muốn tiếp nhận, tại sao Ngài lại nói điều mà vì điều đó Ngài bị người ta từ chối và ghét bỏ?

2. Thái độ của người thân và ký lục, biệt phái

Khung cảnh: Đức Yêsu giảng dạy trong các hội đường.

Ơn xin: Hiểu biết thâm sâu về đức Yêsu hơn, để yêu và theo Ngài hơn.

Điểm:

i). Người thân nói đức Yêsu bị điên (Mc.3,20-21)

ii). Ký lục, biệt phái và dân chúng nói đức Yêsu bị qủy ám, thuộc ma quỷ (Mc.3,22-26; Yn.8,48-52).

Tâm sự với đức Yêsu, Người "thất bại" trong "sự nghiệp".

3. Ơn gọi tông đồ (Mc.3,13-19)

Như mình hiện diện trong khung cảnh Chúa lên núi và cầu nguyện, sau đó chọn mười hai người đặc biệt, gọi là tông đồ.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình ơn hiểu biết thâm sâu về Chúa, về ý định cứu độ của Ngài, về việc “dùng con người” trong chương trình cứu độ, và xin cho mình được mau mắn đáp trả lời mời gọi của Chúa.

i). Ngài lên núi, cầu nguyện, gọi những kẻ Ngài muốn, và họ đến với Ngài.

ii). Ngài chọn nhóm 12 để họ ở với Ngài, và để Ngài sai đi rao giảng.

Tâm sự, nói chuyện thân thưa với Chúa, xin Chúa chọn mình, cho mình sống đặc biệt thân thiết với Chúa, cho mình quảng đại đáp trả lời mời gọi của chúa.

4. Khủng hoảng sứ vụ tại Galilê (Mc.4)

Như mình hiện diện trong khung cảnh Đức Yêsu rong ruổi giảng dạy trong các hội đường Do-thái ngày này qua ngày nọ, nơi này tới nơi kia.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình hiểu biết Chúa hơn, để yêu Chúa hơn và theo Ngài hơn.

Điểm:

i). Các tông đồ và các môn đồ thắc mắc tại sao dần dần người ta lại bỏ đức Yêsu, không nghe Ngài giảng dạy nữa, thậm chí cả những môn đồ cũng bỏ đi (Yn.6,60-65)!

ii). Đức Yêsu giải thích trả lời bằng dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-20). Đón nhận Lời Ngài hay không, là tự do của mỗi người.

ii). Không được che dấu ánh sáng, vì sứ mạng của chúng ta là thành men và ánh sáng để làm chứng cho Chúa Yêsu (Mc.4,21-25).

Tâm sự với đức Yêsu "thất bại".

5. Hạt giống âm thầm mọc (Mc.4,26-29)

Như thể mình đang hiện diện trong khung cảnh vườn ươm cây, cây non phát triển mỗi ngày ...

Xin ơn hiểu biết đức Yêsu, thái độ lập trường của Ngài, lòng nhân ái của Ngài đối với con người dù tình yêu của Ngài bị từ chối.

i). Lời Chúa một khi được con người tiếp nhận, cũng tương tự như hạt giống âm thầm mọc dù người gieo biết hay không biết. Lời Chúa có sức mạnh không gì có thể ngăn cản nổi, miễn là người ta đón nhận.

ii). Khi được tiếp nhận và phát triển, tương tự như hạt cải trước bé nhưng sau thành cây lớn, Lời Chúa sẽ thành tiêu chuẩn sống và thành cột trụ nâng đỡ cuộc sống của chúng ta.

iii). Một người sống theo Lời Chúa, sẽ thành nơi nương tựa của nhiều người.

Tâm sự với Chúa Yêsu, xin cho mình mềm mại và dễ dạy đối với Lời Chúa.

6. Đức Yêsu có quyền trên thiên nhiên (Mc.4,35-41)

Như thể mình đang hiện diện cùng Đức Yêsu trên thuyền ở giữa biển hồ Galilê.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình ơn hiểu Chúa hơn để yêu và theo Ngài hơn.

i). Đức Yêsu ngủ vì mệt phiá đằng sau lái thuyền.

ii). Biển động ...  các tông đồ sợ.

iii). Đức Yêsu can thiệp, biển yên “sao hèn tin thế?”. Phản ứng của các tông đồ.

Tâm sự, thân thưa với Chúa, xin cho mình được tín thác hoàn toàn vào Chúa.

7. Loan báo Tin Mừng bằng trừ quỷ (Mc.5-6)

Như mình đang hiện diện với Chúa và các tông đồ, khi Đức Yêsu làm phép lạ để chữa lành dân chúng.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình  ơn hiểu biết Đức Yêsu hơn, để yêu Ngài hơn và yêu Ngài hơn.

i). Chữa người quỷ ám (Mc.5,1-20).

ii). Chị phụ nữ băng huyết và con gái ông Giai-rô (Mc.5,21-43).

iii). Chữa những người ở Ghennêsaret (Mc.6,53-56).

Tâm sự, thân thưa với Chúa, xin cho mình được “khỏi mọi sự dữ” và mang Tin Mừng giải phóng đến cho nhiều người.

8. Các tông đồ không hiểu đường lối của đức Yêsu (Mc. 4;6)

Như mình đang hiện diện với Đức Yêsu và các tông đồ trong những giây phút khủng hoảng “người ta bỏ Chúa, không chấp nhận Ngài khá nhiều”.

Xin ơn hiểu biết về Chúa hơn, đừng quá u mê như các tông đồ, để yêu và theo Chúa hơn.

Điểm:

i). Tại sao nhát đảm thế ? Các ông không có lòng tin ư (Mc.4,40-41)?

ii). Dân chúng cũng chẳng hiểu Ngài và chẳng tin (Mc.6,1-6).

iii). Lấy đâu ra bánh cho bấy nhiêu người ăn (Mc.6,35-37).

iv). Cứ yên lòng tôi đây, đừng sợ (Mc.6,42-52.50).

v). Các ông chưa hiểu chưa nhận ra sao? Các ông giữ lòng trí đần độn mãi thế sao? Các ông có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe sao (Mc.8,14-21).

Tâm sự: Xin Chúa mở lòng trí con để con hiểu Chúa hơn, tin Chúa hơn, yêu Chúa hơn và dâng hiến mạng sống để theo Ngài hơn.

9. Đức Yêsu là Kitô (Mc.8,27-30)

Khung cảnh: Đức Yêsu đưa các tông đồ riêng ra một nơi phía bắc Cêsarê Philip.

Ơn xin: Hiểu thực sự về đức Yêsu. Ngài là đức Kitô, là Con Thiên Chúa.

Điểm:

i). Người ta bảo con người là ai?

ii). Còn các anh, các anh nói tôi là ai?

Tâm sự với đức Yêsu Kitô, Đấng đã đến để giao hòa con người và Thiên Chúa.

10. Con đường đức Yêsu đi là con đường thập giá (Mc.8,31-33)

Như mình đang hiện diện cùng với Đức Yêsu và các tông đồ, khi Ngài muốn ở riêng với các tông đồ để dạy dỗ họ.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình hiểu biết thâm sâu về Chúa, Đấng đã chọn con đường thập giá,... để nên giống Ngài hơn.

i). Thế nào là thập giá?

ii). Cuộc đời đức Yêsu cũng có nhiều trái ý... và cái chết là thập giá lớn nhất.

iii). Đức Yêsu chấp nhận thập giá.

Tâm sự với Đấng đã đi tới cùng mầu nhiệm nhập thể, tự hủy.

11. Ai muốn theo tôi phải vác thập giá mình (Mc.8,34-9,1)

Như mình đang hiện diện cùng đám đông và các tông đồ nghe Đức Yêsu rao giảng.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình hiểu biết giá trị của thập giá, hiểu biết tình Ngài đối với tôi,... để yêu Ngài hơn và theo Ngài.

i). Con đường thập giá là con đường cứu độ. Thiên Chúa muốn đức Yêsu đi để cứu độ con người.

ii). Thập giá cũng là con đường mỗi người chúng ta phải đi qua.

Tâm sự với đức Yêsu, Đấng đã tự hủy mình vì tình yêu và cho tình yêu.

12. Con đường đức Yêsu đi: cầu nguyện và ăn chay (Mc.9,14-29)

Như mình đang hiện diện cùng Đức Yêsu và các tông đồ trước sự kiện em bé bị bệnh và lời thỉnh cầu của cha em bé.

Xin ơn hiểu biết về Chúa hơn để yêu Ngài hơn và theo Ngài hơn.

i). Các tông đồ không thể trừ qủy...

ii) . "Nếu Thầy có thể làm gì, xin Thầy thương xót chúng tôi".

iii). Giống qủy này không thể trừ nếu không cầu nguyện và ăn chay.

Tâm sự với Chúa, xin cho con được tin vào Chúa, đừng cứng lòng tin như dân chúng và ngay cả như các tông đồ, môn đệ.

 

13. Con đường đức Yêsu đi: Phục vụ (Mc.9,33-37)

Như mình đang hiện diện cùng Đức Yêsu và các tông đồ với em bé đứng giữa họ.

Xin ơn hiểu Chúa hơn, để yêu và nên giống Ngài hơn.

i). Tranh luận giữa các tông đồ khi đi đường xem ai là người làm lớn giữa họ. Ước vọng của các tông đồ?

ii). Dọc đường các anh tranh luận gì thế ? Im lặng vì biết mình có lỗi, đã không sống theo gương thày, theo điều thày dạy.

iii). Hình ảnh một em bé đứng giữa...

Tâm sự: Xin Chúa tha lỗi vì nhiều lần và nhiều lúc trong cuộc đời mình cũng không muốn hiểu điều Chúa dạy, và không làm theo điều Chúa dạy.

14. Yoan ngăn cản người ta nhân danh đức Yêsu làm điều tốt (Mc.9,38-41)

Như mình đang hiện diện khi Đức Yêsu dạy bảo Yoan.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình hiểu về đức Yêsu, hiểu thái độ khoan dung của Chúa, để nên giống Ngài hơn.

i). Lý do khiến Yoan ngăn cản ?

ii). Những người làm điều tốt đều thuộc về Thiên Chúa.

Tâm sự với Chúa, xin cho con có tinh thần quảng đại, bao dung, yêu mến, và nghĩ tốt cho mọi người.

15. Vẫn không muốn hiểu bài học thập giá (Mc.10,32-45)

Như mình đang hiện diện khi Đức Yêsu cho các tông đồ biết rằng Ngài sẽ bị bắt bị giết. Báo lần thứ ba.

Ơn xin: Xin hiểu Chúa không chỉ bằng trí óc, nhưng bằng

chính cuộc sống.

i). Hai con ông Yêbêđê xin được ngồi bên tả và bên hữu Chúa.

ii). Các tông đồ khác phẫn uất tức giận vì... (c.41)

iii). Đức Yêsu dạy lần nữa: hãy làm tôi tớ mọi người.

Tâm sự với Chúa, xin được hiểu với con tim, con đường đức Yêsu đi là con đường tự hủy, con đường thập giá, con đường phục vụ vì tình yêu.

16. Đức Yêsu thương cảm con người: người mù được sáng (Mc.10,46-52)

Như mình đang hiện diện khi Đức Yêsu và các tông đồ gặp người mù ngồi ăn xin bên đường.

Xin ơn hiểu rằng Chúa đến cứu chúng ta khỏi mù, để chúng ta được biết Ngài và sống hạnh phúc.

i). Lời cầu xin với tất cả niềm hy vọng: "Lạy Con Vua Đavid, xin thương xót tôi". Bị ngăn cản nhưng anh ta vẫn kiên trì.

ii). Niềm vui của anh ta khi đức Yêsu gọi anh tới: quăng áo, bỏ tất cả, nhẩy chồm lên.

iii). Lòng tin của anh đã cứu anh.

Tâm sự: Xin cho con tin tưởng và trông cậy vào Chúa hơn, như anh mù này đã tin tưởng và trông cậy Chúa.

17. Những người không chấp nhận con đường của đức Yêsu

Như mình đang hiện diện trước đám đông chống đối Đức Yêsu.

Ơn xin: Xin cho con đi theo con đường của Chúa.

i). Những người đặt lợi trên Thiên Chúa (Mc.11,15-19).

ii). Những kẻ vô ơn và giết người (Mc.12,1-12).

iii). Những kẻ không thực lòng với Thiên Chúa (Mc.12,13tt).

Tâm sự: Xin cho con yêu mến Chúa với trọn cả tấm lòng, và theo Chúa với trọn cả con người.

18. Giới răn yêu thương (Mc.12,38-34)

Như mình đang hiện diện khi Chúa trả lời câu hỏi của biệt phái và thông luật.

Ơn xin: Hiểu biết về đức Yêsu hơn, Đấng đã sống tất cả cho tình yêu và vì tình yêu. Xin cho con nên giống Ngài.

i). Yêu Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực....

ii). Yêu tha nhân như chính mình.

Tâm sự: Xin cho con biết sống yêu thương trong mọi nơi mọi lúc, với ánh mắt, tư tưởng, lời nói và hành động.

19. Đức Yêsu, con người tự do

Như mình đang hiện diện nhìn ngắm Đức Yêsu thanh thản với tất cả...

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình hiểu biết thâm sâu bằng con tim về Chúa, để yêu Ngài hơn, và theo Ngài hơn.

i). Đức Yêsu tự do với những tình cảm và cuộc tình, vì Ngài thuộc hoàn toàn về Thiên Chúa, và như vậy không thuộc riêng về bất cứ ai khác, nhưng thuộc về tất cả mọi

người.

ii). Đức Yêsu tự do với bạc tiền.

Ngài sinh ra nghèo, sống hơn 30 năm trong cảnh nghèo, đi rao giảng trong nghèo "chồn cáo có hang, chim trời có tổ, con người không có chỗ tựa đầu".

iii). Đức Yêsu tự do với danh vọng quyền thế.

Ngài suy nghĩ, nói và sống không dựa vào dư luận hay ý kiến của người ta, nhưng chỉ dựa vào thánh ý Thiên Chúa mà thôi.

Tâm sự: Xin cho con được tự do như Chúa, tự do với bạc tiền, danh vọng, tình duyên.

20. Đời sống trinh khiết của đức Mẹ và thánh cả Yuse

Như mình đang hiện diện trong gia đình thánh tại Nadarét.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được nên giống Mẹ và thánh Yuse, thuộc trọn về Thiên Chúa, tôn trọng những gì thuộc về Thiên Chúa.

i). Đức Maria thuộc trọn về Thiên Chúa ngay từ khi được sinh ra, và Mẹ không ngừng thuộc về Thiên Chúa trong suốt đời. Từ khi thụ thai ngôi Lời nhập thể, Đức Maria thuộc về Thiên Chúa hơn nữa.

ii). Thánh Yuse thuộc trọn về Thiên Chúa, đặc biệt trong tương quan với Mẹ. Thánh Yuse nhận biết đức Maria thuộc về Thiên Chúa, nên ngài luôn luôn tôn trọng Mẹ, bởi Mẹ là của Thiên Chúa.

Tâm sự: Xin Mẹ và thánh cả giúp mình cũng được thuộc trọn về Chúa trong mọi sự: trong ý hướng, trong tư tưởng, lời nói và hành động.

GHI CHÚ

            Trường hợp linh thao trong cuộc sống thường ngày, nếu thấy mình cầu nguyện bài nào không đạt, thì cầu nguyện lại bài đó.

            Cứ bình thường thì cầu nguyện “được”, nếu cầu nguyện không được ắt phải có nguyên nhân, cố gắng tìm ra cho được nguyên do làm mình cầu nguyện không được để sửa, có vậy mới tiến bộ trong cầu nguyện.

            Cố gắng rước lễ mỗi ngày, nếu được.

            Nếu có lầm lỡ, hãy thống hối và bắt đầu lại. Hãy xét kỹ ý hướng của mình, xem mình đã quyết chí đủ chưa, mình có đồng lõa với ma quỷ trong điều gì đó không?

            Đọc lại ghi chú của những chủ đề trước.

            Nhớ xét mình chung, và xét mình riêng (LT.44tt.24tt).

 


H. NGÀY YNHÃ

            Sau các bài linh thao về hai cờ hiệu, ba mẫu người và ba bậc khiêm nhường, thao viên sẽ làm chọn lựa bậc sống.

            Chọn lựa bậc sống là việc rất quan trọng, nên cần có nhiều giờ cầu nguyện và cần nhiều giờ thinh lặng hơn trước; thế nên hãy thu xếp để có những ngày tĩnh tâm trọn vẹn nếu bạn đang làm linh thao trong cuộc sống thường ngày.

            Chọn lựa bậc sống, không có nghĩa là mình thích bậc sống nào thì chọn bậc sống đó (nếu làm như vậy là lấy mình với những tình cảm thoáng qua của mình làm tiêu chuẩn), nhưng là Chúa muốn mình sống bậc sống nào thì mình chọn bậc sống đó.

            Nếu mình chọn thánh ý của Chúa cho mình về đời mình, làm bậc sống của mình, thì mình sẽ sống bình an hạnh phúc, và như vậy Chúa được tôn vinh hơn.

            Làm sao để biết Chúa muốn mình sống bậc sống nào?

Từ muôn thuở Chúa đã yêu thương tôi, và tôi có chỗ trong chương trình của Thiên Chúa.

Thiên Chúa đã tạo dựng tôi trong chương trình cứu độ của Ngài, và nếu Chúa muốn gọi và chọn tôi cho chương trình của Ngài, thì Ngài đã tạo dựng tôi thích hợp cho việc đó. Nghĩa là, nếu Chúa muốn chọn tôi vào bậc sống nào, thì Ngài đã tạo dựng tôi, cho tôi ao ước và thích hợp, hạnh phúc với bậc sống đó.

Lời mời gọi được cảm thấy hoặc ao ước khát vọng sống bậc sống đó, là yếu tố quyết định trong việc lựa chọn. Nếu ao ước khát vọng này có ý ngay lành, ta có thể tin rằng đó là dấu chỉ Chúa gọi ta sống bậc sống đó. Và nếu khát vọng này được khẳng định trong cuộc sống thường ngày trong quá khứ, thì ta tin chắc rằng đó là dấu chỉ Chúa gọi ta. Dấu chỉ càng thấy rõ trong quá khứ với những biến cố của cuộc đời, như thể Chúa can thiệp để mời gọi hoặc dành riêng ta cho Ngài, thì dấu chỉ càng có tính khách quan, và càng đáng tin hơn.

            Nếu mình chọn lựa đúng ý Chúa, thì những lần cầu nguyện sau khi chọn lựa sẽ là thời gian mình gặp Chúa dễ dàng hơn, và được an ủi và bình an hơn.

            Nếu chúng ta biết rõ ý định Chúa cho chúng ta, chúng ta không được làm việc lựa chọn nữa, đây là trường hợp đã xảy ra cho thánh Phêrô hoặc Phaolô. Còn nếu chúng ta không thấy rõ ràng đâu là ý định của Thiên Chúa về bậc sống chúng ta phải theo, thì chúng ta sẽ dùng trí khôn Chúa ban để suy xét và cân nhắc lợi và hại của từng bậc sống mà chúng ta phải chọn lựa, theo khả năng Chúa ban cho chúng ta. Nếu lý trí của chúng ta thấy và nghiêng chiều về bậc sống nào, thì mình sẽ chọn bậc sống đó để làm vinh danh Chúa hơn.

            Để làm việc lựa chọn được đúng đắn và chính xác, nghĩa là quyết định theo điều Chúa muốn chứ không phải theo ý riêng xác thịt của mình, thì ta phải bình tâm thực sự. Nếu không bình tâm thì không thể chọn lựa đúng được. Như vậy không phải ai cũng làm việc lựa chọn được, mà chỉ những người đã đạt được sự bình tâm thực sự, tức là những người chỉ muốn làm theo ý Chúa để tôn vinh Ngài thôi, chứ không tìm hoặc muốn làm theo ý mình. Những người làm việc lựa chọn mà không bình tâm, thì cuộc chọn lựa ấy không được coi là cuộc chọn lựa có giá trị!

            Những bài cầu nguyện trong ngày Ynhã giúp chúng ta tự đánh giá xem mình đã đạt được bình tâm chưa, và đạt được đến mức độ nào.

1. Hai con đường (Tv.1)

Như mình đang đứng trước ngã ba đường, và phải chọn theo đường nào.

Xin ơn cảm nghiệm được hạnh phúc khi theo Chúa ngay cả những lúc có vẻ "khổ".

i). Cuộc sống của kẻ dữ: những dự định, mưu mô, hành động. Họ tìm gì?

ii). Cuộc sống của người lành: lấy Thiên Chúa làm tiêu chuẩn sống. Tìm Chúa, nghĩ rằng được Chúa là được tất cả.

Tâm sự với Chúa, Đấng sống nghèo hèn và khổ nhục vì yêu tôi.

2. Chúa gọi anh thanh niên giàu có (Mc.10,17-22)

Khung cảnh: Đức Yêsu đang chuẩn bị lên đường cùng với các tông đồ.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình quảng đại và mau mắn đáp lại tiếng Chúa mời gọi.

i). Cuộc sống người thanh niên trước khi gặp gỡ đức Yêsu

ii). Gặp gỡ và đối thoại giữa đức Yêsu và anh thanh niên giầu có muốn được sống đời đời cách chắc chắn.

iii). Thái độ của anh thanh niên sau cuộc gặp gỡ với đức Yêsu.

iv). Ngày nay Chúa mời gọi mình từ bỏ gì để theo Ngài?

Tâm sự với Chúa Yêsu, xin Chúa gọi con, và làm con mau mắn đáp trả lời mời gọi của Ngài.

3. Giá trị của tiền bạc (Mc.10,23-31)

Khung cảnh: Đức Yêsu và các tông đồ sau biến cố anh thanh niên giầu có bỏ đi không đáp lại lời mời của Chúa.

Xin ơn hiểu giá trị của đồng tiền và những ràng buộc của đồng tiền, xin ơn quảng đại đáp trả tiếng Chúa và dứt bỏ quyến luyến đối với tiền bạc.

i). Người giầu khó vào được nước trời!

ii). Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu vào được nước Thiên Chúa.

iii). Không gì là không thể đối với Thiên Chúa.

iv). Này chúng con đã bỏ tất cả mà theo Thầy.

Tâm sự với Chúa Yêsu, Đấng mời gọi các tông đồ và tôi, xin cho tôi biết bỏ tất cả để đi theo Chúa Yêsu.

4. Sự Sống và Sự Chết (LT.136-147)

Theo như trong sách linh thao!

5. Ba mẫu người (LT.149-157)

Như mình đang hiện diện trước Thiên Chúa và triều đình thiên quốc.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được quảng đại sẵn sàng bỏ tất cả để được Chúa mà thôi.

i). Tôi quyến luyến gì nhất?

Trong quá khứ?

Trong hiện tại?

ii). Trước đây tôi thuộc mẫu người thứ mấy?

iii). Hiện tại tôi có thuộc mẫu người thứ ba không?

Tâm sự, thân thưa với Chúa, xin cho mình được quảng đại, bỏ tất cả để theo Chúa, và chỉ theo Chúa mà thôi.

6. Ba bậc khiêm nhường (LT.165-168)

Như mình đang hiện diện trước ngai tòa Thiên Chúa và thần thánh trên trời.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình được yêu Chúa đến độ ao ước nên giống Chúa, được đồng hình đồng dạng với Ngài.

i). Trong quá khứ, tôi yêu Chúa ở mức độ nào?

Mức độ thứ nhất: thà chết không phạm tội trọng!

Mức độ thứ hai: điều nào làm vinh danh Chúa hơn thì mình làm, còn nếu tất cả đều làm vinh danh Chúa ngang nhau thì bình tâm, nghĩa là sao cũng được.

Mức độ thứ ba: điều nào làm vinh danh Thiên Chúa hơn thì mình làm, còn nếu tất cả làm vinh danh Chúa ngang nhau thì vì tình yêu đối với Đức Yêsu, điều nào làm mình nên giống Chúa Yêsu hơn thì mình ao ước được điều đó; nghĩa là nếu phải chọn giữa giầu và nghèo, thì mình chọn nghèo với Chúa nghèo, nếu phải chọn được danh giá và bị xỉ nhục khinh chê, thì mình chọn bị xỉ nhục với Đức Yêsu chịu xỉ nhục hơn là được trọng vọng danh giá.

ii). Tôi có ao ước được yêu Chúa ở mức độ thứ ba không?

Tâm sự, thân thưa với Chúa, xin cho mình ơn yêu Chúa ở mức độ thứ ba, yêu Chúa đến độ muốn mình đồng hình đồng dạng với Đức Yêsu: nghèo và bị xỉ nhục khinh chê với Chúa sống nghèo và bị xỉ nhục khinh chê hơn là giầu có và được trọng vọng.

Tâm sự, thân thưa với Chúa, xin cho mình được nên giống Chúa trong nghèo khó và xỉ nhục khinh chê.

7. Số phận của đức Yêsu (Mc.10.32-34)

Khung cảnh: Đức Yêsu trên đường lên Yêrusalem cùng với các tông đồ.

Xin ơn hiểu biết nguyên động lực chi phối đời sống đức Yêsu, và ơn ao ước được nên giống Ngài.

i). Đức Yêsu, cuộc đời “nghèo” ở quá khứ và hiện tại.

ii). Đức Yêsu cảm thấy những gì sẽ xảy đến cho mình!

iii). Thái độ đón nhận những gì sẽ xảy ra cho mình như đến từ Thiên Chúa và như dấu chỉ tình yêu đối với con người.

Tâm sự với Chúa Yêsu, Đấng sống cho tình yêu và chết cho tình yêu.

8. Nếu thế gian thù ghét các ngươi (Yn.15,18-25)

Như mình đang hiện diện trong bữa tiệc ly cùng với Đức Yêsu và các tông đồ, và Đức Yêsu nói những lời ... từ biệt.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình ơn theo Chúa dù có bị thế gian ghét bỏ.

i). Thế gian thù ghét đức Yêsu

Người đến nhà người, nhưng người nhà không đón tiếp Ngài (Yn.1,14).

Họ lượm đá ném Ngài... (Yn.8,59).

Nếu họ đã bắt bớ Ta, ắt họ cũng bắt bớ các ngươi (Yn.15,20).

ii). Những hình thức thế gian bắt bớ môn đệ đức Yêsu.

Tâm sự, thân thưa với Chúa, xin cho mình được nên giống Chúa, Đấng bị thế gian thù ghét và hãm hại.

9. Ai muốn theo Ta (Mt.16,21-28)

Như mình đang hiện diện với Đức Yêsu và các tông đồ sau biến cố Phêrô tuyên tín.

Ơn xin: Nên giống đức Yêsu, đồng hình đồng dạng với Đức Yêsu vì yêu Ngài.

i). Đức Yêsu bị người ta bắt, bêu nhục, bị đánh đòn, và bị giết ô nhục.

ii). Muốn theo Chúa, phải vác thập giá mình, nghĩa là chấp nhận những giới hạn của mình, ...! Hiến mạng sống cho Chúa, chết cho tình yêu.

Tâm sự như trong bài hai cờ, xin cho con được ơn sống nghèo như Chúa và chịu sỉ nhục với Chúa, vì tình yêu với Chúa.

10. Chọn lựa

Dựa vào LT.175-188 để làm cuộc lựa chọn.

11. Tâm tình tạ ơn (Lc.17,11-19)

Như mình đang hiện diện với Đức Yêsu khi những người phong cùi được Chúa sai gởi đi trình diện thượng tế.

Ơn xin: Nhận biết những hồng ân Chúa ban cho trong suốt đời mình, đặc biệt trong những ngày này và trong cuộc lựa chọn này.

i). Thảm trạng xã hội của người phong cùi: không tương quan, đau khổ, ... Đức Yêsu sai họ đi trình diện, và họ đã vâng nghe ... (lúc này họ chưa được khỏi!).

ii). Thấy mình được khỏi, lập tức tạ ơn đức Yêsu, tuyên xưng kỳ công Chúa làm cho anh.

iii). Những người khác không được khỏi ư ?!

Tâm sự, thân thưa với Chúa, xin cho con đừng vô ơn, hoặc giả mù không nhận biết bao hồng ân Chúa đã ban cho con, và những ơn này còn lớn hơn cả những ơn "chữa lành bệnh cùi" nữa.

12. Chúa vẫn trung thành mãi

Như mình đang hiện diện trước ngai tòa Thiên Chúa và triều đình thần thánh: Thiên Chúa yêu thương tôi, Ngài luôn lưu tâm để ý đến tôi.

Trong bài cầu nguyện này, xin Chúa cho mình cảm nghiệm Thiên Chúa là ai? Là Đấng vô cùng trung tín, Ngài luôn bảo vệ những người Ngài yêu thương, Ngài luôn chăm sóc và ban nhiều ân sủng.

i). Hoặc dựa vào bài hát “Tình Chúa trung kiên” hoặc dựa vào lịch sử dân Israel và lịch sử đời mình, để nhận ra tình yêu Thiên Chúa đối với mình.

ii). Người mẹ nào đành bỏ con mình, cạn tình cùng kẻ mình đã sinh, nhưng dù có ai giết chết tình yêu của mẹ đối với con, thì Ta vẫn ngàn đời trung tín, không bao giờ quên kẻ Ta xót thương.

Tâm sự với Thiên Chúa, Đấng đã yêu mình nơi đức Yêsu Kitô vác thập giá. Xin cho con được bình an, hạnh phúc.

 

GHI CHÚ

            Không giới hạn thời gian dành cho việc chọn lựa.

            Hiện đang ở bậc sống nào thì giữ nguyên bậc sống đó, nếu không thấy rõ Chúa muốn mình sống trong bậc sống khác. Nói cách khác, không thấy rõ thì không quyết định.

            Ở một nghĩa nào đó, không quyết định cũng là một cách quyết định!

            Thời gian sau chọn lựa: phải chú ý xét ngắm cẩn thận xem trong những lần cầu nguyện sau khi làm việc lựa chọn, mình cầu nguyện có tốt không? Nếu thấy tốt bằng hoặc tốt hơn, thì đó là dấu chỉ mình đã làm cuộc lựa chọn đúng đắn, tốt lành. Còn nếu không, hoặc cảm thấy bất an, thì e rằng mình làm cuộc lựa chọn không tốt chăng?!!! (Xem LT.176). Dĩ nhiên nếu cầu nguyện không được vì một lý do nào khác, thì không thể khẳng định như trên.

 

 

HOME    CHIA SẺ LỜI CHÚA    LINH ĐẠO    THẦN HỌC    ĐỜI SỐNG    SOME THEMES IN ENGLISH 

HIỆN TẠI MỚI QUAN TRỌNG    BẠN ĐƯỜNG LINH THAO    ĐỂ TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC HƠN

LINH THAO MƯỜI NGÀY   LINH THAO TRONG CUỘC SỐNG   ĐẶC SỦNG DÒNG TÊN   SÁCH LINH THAO CỦA THÁNH YNHÃ

 

 

Chúc bạn an vui hạnh phúc.

phamthanhliem

jptl@jptl.org

 



[1] Phương pháp cầu nguyện là chiêm niệm, nghĩa là nhìn, nghe, quan sát, suy nghĩ để rút ích lợi.

[2] Chính khi Phêrô nhận biết mình là tội nhân thì được Chúa gọi cộng tác với Ngài! Ơn gọi là một ơn nhưng không, chứ không phải vì chúng ta tốt lành hoặc đáng được kêu gọi hơn những người khác!

[3] Có thể đọc thêm Rm.4,18-25 trước khi cầu nguyện.

[4] Để đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa, tất cả chúng ta dù là ai chăng nữa, và dù ở bất cứ thời điểm nào và hoàn cảnh nào, cũng phải từ bỏ chính mình!

[5] Chữ “phải” ở đây không có nghĩa là bị bó buộc, nó vẫn là hành vi tự do của Thiên Chúa, nhưng nó được hiểu là do tình yêu thúc đẩy.

[6] Sa mạc vật lý cũng là điều kiện cho sa mạc tinh thần. Vì là người, nên thời gian cô tịch với Đức Yêsu cũng cần thiết để chuẩn bị cho sứ mạng trọng đại ....  Đức Yêsu giống chúng ta mọi đàng nên thấy đói, khát, ao ước...

[7] Tám phúc hay chỉ có một phúc duy nhất? Phải chăng mối phúc duy nhất là được nên giống đức Yêsu Kitô?

[8] Ý nghĩa theo bản văn? Tác giả muốn nói gì khi viết những điều này? Thiên Chúa muốn nói gì với tôi qua bản văn này?

Đức Yêsu đã sống điều này như thế nào?

Tôi đã sống điều này như thế nào?