HOME CHIA SẺ LỜI CHÚA
LINH ĐẠO
THẦN HỌC
ĐỜI SỐNG
SOME THEMES IN ENGLISH
DẪN NHẬP THẦN HỌC
MẶC KHẢI
SẼ SỐNG NẾU BẠN TIN TÔN GIÁO NGOÀI KITÔ ÂN SỦNG VÀ BIỂU TƯỢNG
MẶC KHẢI
Jptl
MỤC LỤC:
PHẦN II: MẶC KHẢI TRONG KINH THÁNH
Đau khổ, sự dữ là một
sự kiện và là một vấn đề gây nhiều bức xúc cho con người. Con người thường bị
dằn vặt với những tra vấn:
con
người từ đâu tới? con người đi về đâu?
tại
sao con người đau khổ? làm sao để con người hạnh phúc?
Khao
khát hạnh phúc- hiện tại và vĩnh cửu, luôn là một vấn đề, luôn là điều làm con
người bận tâm.
Từ ngàn xưa, con người đã khổ công
đi tìm hạnh phúc, đi tìm phương thuốc làm con người có thể sống trường sinh bất
tử! Bao nhiêu tôn giáo xuất hiện nhằm chỉ cho con người con đường giải thoát
khỏi những đau khổ và đạt tới cõi vĩnh phúc...
Hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu
không hoàn toàn nằm trong tầm tay của con người, nó là một ơn, là sự chia sẻ và
thông hiệp giữa Thiên Chúa và con người, là chính sự sống của Thiên Chúa, là
tình yêu của Thiên Chúa đối với con người và của con người đối với Thiên Chúa.
Từ thuở xa xưa cho đến nay, con người không đặt nặng
“biết” bằng “sống”, và nhất là sống hạnh phúc. Chính đời sống hạnh phúc sẽ chi
phối cái nhìn về mặc khải.
Sách Sáng Thế chương 1-11, nói về
tạo dựng và tương quan giữa Thiên Chúa và con người trước khi Abram xuất hiện[1].
a. Thiên Chúa tạo dựng tất
cả đều tốt đẹp
St. 1-11 cho biết cái nhìn của
truyền thống Do Thái về thời kỳ tiền-Abraham.
Trình thuật St. 1, 1- 2, 4a cho thấy
Thiên Chúa tạo dựng tất cả bằng lời (Ngài phán, và vạn sự vạn vật hiện hữu);
Ngài tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài, Ngài ban quyền thống trị muôn loài
vạn vật cho con người; Ngài tạo dựng con người như chóp đỉnh của muôn loài vạn
sự. Theo truyền thống tư tế (P) của trình thuật này, Thiên Chúa hài lòng vì
những điều Ngài tạo dựng tốt lành quá đỗi (St. 1, 31). Thiên Chúa tạo dựng và
Ngài yêu thương con người.
Trình thuật St. 2, 4b-25 cũng cho
cái nhìn về nguồn gốc con người trong tương quan với Thiên Chúa. Thiên Chúa tạo
dựng con người không chỉ từ bùn đất, nhưng còn bởi chính hơi thở của Ngài (St.
2, 7). Con người được hưởng dùng tất cả mọi hoa trái trên đất, kể cả cây sự
sống, chỉ trừ cây biết tốt xấu; con người bá chủ[2]
trên vạn vật.
b. Tội- nguyên nhân đau
khổ
Ở lần san định Ngũ kinh vào khoảng
năm 400 trước công nguyên, tác giả đã lấy hai truyền thống tư tế P và truyền
thống Y[3]
về tạo dựng để làm thành phần đầu của quyển sách Kinh Thánh đầu tiên.
Trong cái nhìn truyền thống Do Thái
này, thời đầu con người sống trong tình thương yêu của Thiên Chúa; con người
sống trong hạnh phúc, sống trong sự hòa hợp thân mật với Thiên Chúa và với
nhau. Thiên Chúa săn sóc con người (St. 2, 20tt), con người khắn khít với nhau
(St. 2, 24) và không bị dằn vặt đau khổ (St. 2, 25). Thuở đầu, khi Thiên Chúa
tạo dựng con người, không có đau khổ vì Thiên Chúa tạo dựng tất cả đều tốt
lành.
Đau khổ chỉ có từ khi con người phạm
tội (St. 3, 16-17); và đau khổ tột cùng là cái chết (St. 3, 19). Tương quan tốt
lành giữa Thiên Chúa và con người bị gãy đổ (St. 3, 23-24. 8) bởi con người đã
ăn trái cây bị cấm (St. 3, 11). Vấn đề ở đây không là ăn một trái cây, nhưng là
lỗi một mệnh lệnh, và hơn thế nữa, nghi ngờ tình yêu Thiên Chúa, tin vào con
rắn hơn tin vào Thiên Chúa (St. 3, 4tt).
Điều đáng lưu ý ở đây, không phải là
con người muốn nên một trong những vị thần linh (St. 3, 5), nhưng là con người
muốn độc lập với Thiên Chúa[4].
Từ khi con người phạm tội, con người
cảm thấy xấu hổ và đổ lỗi cho nhau (St. 3, 12), con người không còn thấy tha
nhân và Thiên Chúa mang lại hạnh phúc cho mình nữa (St. 2, 23; 3, 8-9).
Hạnh phúc đích thực chỉ có khi con
người sống trong Thiên Chúa, trong tình yêu của Thiên Chúa, sống trong tương
quan tốt với Thiên Chúa. Khi con người sống trong tương quan tốt với Thiên
Chúa, con người sẽ sống hạnh phúc với nhau.
Truyền thống Do Thái qua các tác giả
san định Ngũ Kinh lần cuối cho thấy vấn đề sống (đau khổ hay hạnh phúc) tùy
thuộc siêu hình, tùy thuộc quan niệm về nguồn gốc vũ trụ và con người. Cuộc
sống (hiện sinh) đặt vấn đề, siêu hình (tri thức) giúp hiểu biết vấn đề tận
ngọn nguồn, và rồi con người giải quyết bằng chính cuộc sống. Chỉ trong nhãn
quan này, mới thấy việc nghiên cứu mặc khải là hữu ích, là liên hệ tới cuộc
sống, là giúp con người sống hạnh phúc, giúp con người vươn tới ơn cứu độ.
Hạnh phúc đã mất khi con người phạm
tội. Tương quan tốt lành giữa con người và Thiên Chúa cũng như giữa con người
với nhau, đã bị con người phá hủy khi phạm tội; nhưng Thiên Chúa đã nói một lời
gây lạc quan hy vọng cho con người (St. 3, 15). Thiên Chúa đi tìm con người
ngay khi con người trốn Ngài (St. 3, 9). Thiên Chúa không muốn cắt đứt liên lạc
với con người, Ngài vẫn muốn đối thoại với con người; Ngài chủ động nối lại
tương quan với con người dù tương quan này đã bị con người phá hủy.
St. 4-11 cho thấy cái nhìn về tương
quan giữa Thiên Chúa và con người cũng như giữa con người với nhau. Ttương quan
giữa con người với nhau cũng ảnh hưởng đến tương quan giữa con người và Thiên
Chúa.
Trình thuật St. 4 cho thấy Abel bị
Cain giết và Yahweh đã can thiệp (St. 4, 9tt). Phạm tội là chống lại Trời, con
người và cả đất nữa. Đau khổ gia tăng, con người không chỉ phải vất vả mới có
của ăn (St. 3, 19), nhưng còn hơn thế, đất đai không còn cho hoa trái nữa (St.
4, 12).
Tội lỗi càng ngày càng gia tăng (St.
4, 23) đến độ đời sống con người giảm tuổi thọ (St. 6, 3); và hơn nữa “Yahweh
đã thấy sự dữ của loài người đã ra nhiều trên đất... và Yahweh đã hối tiếc vì
đã làm ra con người trên đất, và Người đã phải đau phiền trong lòng Người” (St.
6, 5-6). Lụt hồng thủy là hậu quả của tội (St. 6, 7). Nhưng Thiên Chúa là Đấng
giàu lòng thương xót, Ngài vẫn muốn cứu độ con người qua Noe (St. 6, 8tt).
Truyền thống Do Thái ngay trong 11
chương đầu của sách Sáng Thế cho thấy Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ, là Đấng vẫn
yêu thương con người ngay cả lúc con người đang nhận lãnh hình phạt như hậu quả
của tội:
khi
Adam phạm tội, Thiên Chúa có lời hứa cứu độ (St. 3, 15);
khi
Cain giết em, lời hứa Cain không bị giết trả thù (St. 4, 15);
khi
loài người quá tội lỗi và bị phạt hồng thủy, Thiên Chúa cứu độ Noe và thiết lập
giao ước với ông, và qua ông với cả loài người (St. 9, 8-17).
Thiên
Chúa cứu độ con người, để con người được sống và sống hạnh phúc với Thiên Chúa
và với nhau.
Trong thời kỳ trước Abraham, Thiên
Chúa tỏ lộ như Đấng tạo dựng vũ trụ vạn vật và Nguồn hạnh phúc. Thiên Chúa là
sự sống và là Đấng làm cho muôn vật được sống; ở ngoài Thiên Chúa, độc lập với
Thiên Chúa, chỉ là diệt vong.
Còn với Abraham, Thiên Chúa tỏ lộ
cho thấy Ngài là Đấng kêu gọi ông, đề nghị ông đi tới nơi Ngài sẽ chỉ cho ông,
hứa sẽ cho ông có con nối dòng[5]
và sẽ cho con cháu ông trở thành một dân lớn, làm ông trở thành nguồn chúc phúc
và bảo vệ ông.
a. Lời hứa
Abram là con của
Têrakh, quê ở xứ Kanđê. Têrakh đã đưa con cái mình xuống Haran (St. 11, 27.
31).
i. Lời mời gọi
Thiên Chúa đã phán với Abram[6]:
“hãy đi khỏi xứ sở ngươi, khỏi quê quán ngươi, khỏi nhà cha ngươi, đến đất Ta
sẽ chỉ cho ngươi; Ta sẽ cho ngươi thành một dân lớn, Ta sẽ chúc lành cho ngươi,
và Ta sẽ cho danh ngươi nên lớn lao, ngươi sẽ là một mối chúc lành. Ta sẽ chúc
lành cho những ai chúc lành cho ngươi, ai mà nói động đến ngươi, Ta sẽ chúc dữ,
mọi thị tộc trên trần sẽ lấy ngươi mà cầu chúc cho nhau” (St. 12, 1-3).
Lời hứa này thật quan trọng đối với
Abraham, vì Sara không có con; và không con là một tội lớn đối với não trạng
đông phương: tuyệt tự! Lời Thiên Chúa phán với ông, bảo đảm rằng ông sẽ có con
nối dòng, và dòng giống từ nơi ông sẽ thành một dân lớn mạnh.
Thiên Chúa và lời hứa của Ngài đối
với Abraham, chi phối trọn đời Abraham. Abraham đã đi theo lời Chúa phán bảo
ông (St. 12, 4). Ông trở thành người sống dựa vào lời hứa của Thiên Chúa, nghĩa
là ông tựa vào Thiên Chúa. Thiên Chúa đã hiện ra và phán bảo Abraham: “Ta sẽ
ban xứ này cho dòng giống ngươi” (St. 12, 7).
Thiên Chúa hứa ban đất cho dòng
giống Abraham! Còn với Abraham? “Hãy ngước mắt lên và từ chỗ ngươi đứng, hãy
nhìn từ phía: Bắc, Nam, Đông, Đoài. Vì toàn xứ ngươi thấy đó, Ta sẽ ban cho
ngươi và dòng giống ngươi cho đến vạn đại... Hãy chỗi dậy rảo khắp xứ chiều
ngang chiều dọc, vì Ta sẽ ban đất ấy cho ngươi (St. 13, 14-17). Thiên Chúa đã
ban đất vùng này cho Abraham, nhưng cho tới khi Sara chết, Abraham còn phải mua
đất để chôn vợ (St. 23, 4tt); và khi Abraham chết ông cũng được chôn cất tại
chốn này (St. 25,10).
Lời Chúa hứa với Abraham đang được
thực hiện, nghĩa là lời hứa này chưa hoàn toàn thành tựu; vì thế Thiên Chúa vẫn
thường lập lại lời hứa này với Abraham:
“Sau
các điều ấy, lời của Yahweh đến với Abraham trong thị kiến mà rằng: Đừng sợ,
Abram, Ta là khiên mộc cho ngươi; phần thưởng ngươi sẽ bội hậu. Abram thưa: Lạy
Chúa Yahweh, người sẽ ban gì cho tôi, trong khi tôi vô hậu ra đi còn kẻ thừa tự
gia đình tôi lại là Êliêzer, người ở Dama...
Và
này lời Yahweh phán với ông rằng: Nó sẽ không thừa kế ngươi đâu, những kẻ sẽ
phát xuất từ lòng dạ ngươi sẽ kế thừa ngươi.
Người
đã dẫn ông ra ngoài trời và phán: Hãy nhìn lên trời, và hãy đếm tinh sao, nếu
ngươi có tài đếm được chúng. Đoạn người phán bảo ông: Dòng giống ngươi sẽ như
thế. Và Abram đã tin vào Yahweh và sự ấy Người đã kể cho ông như sự công chính
(St. 15, 1-6)”.
Lời hứa ban phần đất cho Abraham và
con cháu ông cũng được lập lại:
“Người
đã phán với ông: Ta, Yahweh, Ta đã đem ngươi ra khỏi Ur của dân Kanđê, để ban
cho ngươi đất này làm cơ nghiệp” (St. 15, 7).
“Ngày
hôm ấy Yahweh đã kết ước với Abraham rằng: cho dòng giống người, Ta sẽ ban thửa
đất này từ sông Ai cập cho đến sông Cả, sông Phơrát...” (St. 15, 18).
Giao ước là lời thề hứa long trọng
có điều kiện kèm theo.
ii. Giao Ước
Năm Abram[7]
được 99 tuổi, Thiên Chúa đã ký kết giao ước với Abram, và đổi tên ông thành
Abraham (St. 17, 5), đổi tên Saray thành Sara (St. 17, 15).
Sáng Thế trình bày giao ước này
trong chương 17:
“Khi
Abram được 99 tuổi, thì Yahweh đã hiện ra cho ông và phán với ông: Ta là
El-Shadday, hãy bước đi trước mặt Ta và ở cho trọn lành. Ta sẽ ban giao ước
giữa Ta và ngươi, Ta sẽ cho ngươi sinh sôi đông lắm, đông lắm.
(Và)
Abram phục mình sấp mặt xuống.
Và
Thiên Chúa phán bảo ông rằng:
Phần
Ta, này giao ước của Ta với ngươi:
ngươi
sẽ là cha của hằng hà sa số dân tộc...
Ta
sẽ lập giao ước giữa Ta và ngươi, và dòng giống ngươi sau ngươi qua các thế hệ,
làm giao ước vạn đại,
ngõ
hầu Ta là Thiên Chúa của ngươi và của dòng giống ngươi sau ngươi.
Và
Ta sẽ ban cho ngươi và dòng giống ngươi sau ngươi đất ngươi nương ngụ, toàn cõi
đất Canaan, làm sở hữu vạn đại, và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng.
(Và)
Thiên Chúa phán với Abram:
Còn
ngươi, ngươi sẽ giữ lấy giao ước của
Ta, ngươi và dòng giống ngươi sau ngươi, qua các thế hệ. Này là giao ước các
ngươi sẽ giữ lấy, giữa Ta và các ngươi, và dòng giống ngươi sau ngươi: mọi nam
nhân trong các ngươi đều sẽ chịu cắt bì” (St. 17,10).
b. Tương quan giữa Thiên
Chúa và con người
Tương quan giữa Abraham và Thiên
Chúa, cũng chính là tương quan giữa Thiên Chúa và con người.
i. Thân tình
Trong những đoạn St.12 và St.15 cùng
St.17, Thiên Chúa là Đấng ban cho Abraham lời hứa và giao ước; còn trong St. 18
Thiên Chúa cư xử thật thân tình đối với Abraham:
Thiên
Chúa đã hiện ra cho Abraham nơi cây sồi Mamrê dưới dạng ba người (St. 18, 1);
Thiên Chúa đã chấp nhận để được Abraham hầu hạ phục vụ (St. 18, 3-5); Yahweh đã
tỏ cho Abraham biết những điều kín, những điều Người sắp làm (St. 18, 16-21)
sau khi đã thăm hỏi trò chuyện với Abraham về những chuyện riêng của ông như
gia đình vợ con (St., 18, 9-15);
Abraham
đã nài nỉ xin Chúa đừng phạt dân Sođôm nếu ở đó chỉ có 10 người công chính.
Yahweh đối xử với Abraham thật thân
thiết (St. 18). Ngài là Đấng bảo vệ Abraham và những quyền lợi của ông. Ngài
sẵn sàng nghe lời Abraham cầu xin[8]
(St. 20, 7. 17-18).
ii. Đòi hỏi tuyệt đối
Yahweh Thiên Chúa không chỉ là Đấng
ban lời hứa và ký kết giao ước với Abraham, Ngài còn là Đấng đòi hỏi con người
phải tin tưởng tuyệt đối vào Ngài. Chính Thiên Chúa đã phán với Abraham: “nơi
Ysaac, ngươi sẽ có dòng giống đội tên ngươi” (St. 22, 2); nhưng cũng chính
Thiên Chúa đã phán cùng ông “Abraham, ngươi hãy lấy con ngươi, con một ngươi,
ngươi yêu dấu tức là Isaac, mà đi tới đất Moriyah và ở đó, hãy dâng nó làm của
lễ thượng tiến trên một quả núi Ta sẽ tỏ cho ngươi” (St. 22, 2).
Abraham đã làm theo lời Chúa phán
cùng ông! “Khi họ đến nơi Thiên Chúa phán cùng ông, thì Abraham xây tế đàn ở
đó, rồi sắp củi, và trói Ysaac con ông mà đặt lên tế đàn, trên đống củi, đoạn
Abraham giơ tay cầm lấy dao phay để tế sát con” (St. 22, 9-10). Nhưng thần sứ
Gia-vê từ trời phán bảo ông:
“Abraham,
Abraham, đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì đến nó, vì bây giờ ta biết ngươi
là người kính sợ Thiên Chúa: con một ngươi, ngươi đã không từ chối với Ta” (St.
22, 11-12). Và Thiên Chúa lại tái xác nhận lời hứa Ngài đã ban cho ông một cách
long trọng, Thiên Chúa đã thề:
“Lần
thứ hai thần sứ Yahweh gọi Abraham từ trời và phán: Ta lấy mình Ta, Ta thề, sấm
của Yahweh: vì ngươi đã làm điều ấy, và đã không từ chối (với Ta) con một
ngươi, thì Ta sẽ ban phúc chúc lành cho ngươi, Ta sẽ làm cho dòng giống ngươi
nên đông, nên nhiều như sao trên trời, như cát bãi biển, và dòng giống ngươi sẽ
chiếm cửa thành quân địch. Mọi dân thiên hạ sẽ lấy dòng giống ngươi mà cầu phúc
cho nhau, bởi vì ngươi đã vâng nghe tiếng Ta” (St. 22, 15-18).
c. Trung gian mặc khải
Mặc khải là hành vi Thiên Chúa cứu
độ con người! Ngài tỏ cho con người biết Ngài là ai và con người là ai (St.
1-2), Ngài cũng tỏ cho Abraham và qua Abraham cho tất cả mọi người, biết: Ngài
đã tuyển chọn Abrham, Ngài trở thành Đấng ban lời hứa và Đấng bảo vệ Abraham
trong suốt đời ông.
Thiên Chúa là Đấng tuyển chọn
Abraham, là Đấng ban lời hứa, là Đấng bảo vệ Abraham. Nhưng nếu Abraham không biết thì
Abraham đã không thể đáp trả lời mời gọi và những đòi hỏi của Thiên Chúa, và
nếu vậy Abraham đã không được cứu, và như vậy việc Thiên Chúa tuyển chọn
Abraham có ích gì cho ông? Con người chỉ là người trọn vẹn khi con người hành
động một cách tự do, có ý thức. Chính vì thế Thiên Chúa đã tỏ lộ cho con người
biết về Thiên Chúa, về chính con người, và về cả vũ trụ nữa.
i. Thiên Chúa phán
St. 12, 1 cho biết “Yahweh phán với
Abram”. Nhưng bằng cách nào? qua trung gian nào?
Thiên Chúa thì vô hình; còn con
người là tinh thần và thân xác; con người thiết yếu biết qua trung gian khả
giác. Ở đây không thấy Kinh Thánh đề cập đến bằng cách nào Abram biết được là
Chúa phán với ông; nhưng một điều Kinh Thánh khẳng định: “Yahweh phán với
Abram”, Abram đã ý thức điều này với tất cả sự chắc chắn, không có một chút xíu
nghi ngờ.
ii. Thiên Chúa hiện ra
St. 12, 7: “Và Yahweh đã hiện ra cho
Abram và phán bảo ông...”. Ở đây cũng không thấy Kinh Thánh nói Yahweh đã hiện
ra cho Abram như thế nào, dưới hình gì (x. St. 17, 1).
St. 18, 1-2: “Yahweh đã hiện ra cho
ông nơi cây sồi Mamrê... ông ngước mắt lên, thì này: có ba người đứng bên ông”.
Ở đây Kinh Thánh cho biết: Thiên Chúa đã hiện ra cho Abraham dưới dạng hình
người. Hai trong ba người Abraham đã thấy, được gọi là thần sứ (St. 19, 1), còn
Yahweh vẫn đứng lại trước mặt Abraham (St. 18, 22).
St. 16, 7-13 cho thấy thần sứ của
Yahweh đã phán với Hagar, thị tỳ của Sara. Và sau đó Hagar cho là Yahweh đã
phán với nàng: “Và nàng gọi danh Yahweh Đấng phán với nàng: “Người là El-Roy[9]”
(St. 16, 13). Nơi các bản văn xưa, thần sứ của Yahweh không là tạo vật khác với
Thiên Chúa[10].
iii. Lời trong thị kiến,
trong mộng
St. 15, 1: “Sau các điều ấy, lời của
Yahweh đến với Abram trong thị kiến mà rằng...”. Kinh Thánh nói “lời đến trong
thị kiến”, nhưng không thấy qua trung gian người nói hay nhờ trung gian nào
khác.
St. 20, 3: “Thiên Chúa đến với
Abimêlek trong mộng ban đêm và phán bảo ông...”. Theo ghi chú trong bản dịch
của cha Nguyễn Thế Thuấn: mộng báo ban đêm là một đặc điểm của nguồn văn E (St.
28, 11; 31, 11-14; 37, 5tt; 40, 5tt; 41, 1tt; 46, 2); đó là một cách tả thần
hiện được coi là xứng đáng hơn với tính siêu việt của Thiên Chúa.
Lời hứa Thiên Chúa đã ban cho
Abraham, Ngài lập lại với Ysaac: “Đừng xuống Ai cập; hãy ở lại trong xứ, ta sẽ
nói cho ngươi. Hãy ngụ lại trong xứ này: Ta sẽ ở với ngươi, Ta sẽ chúc lành cho
người và Ta sẽ ban cho ngươi, và dòng giống ngươi tất cả xứ này. Ta sẽ giữ lời
Ta thề với Abraham cha ngươi. Ta sẽ cho dòng giống ngươi nên đông đảo như sao
trên trời, Ta sẽ ban cho dòng giống ngươi tất cả các xứ này. Mọi dân thiên hạ
sẽ lấy dòng giống ngươi mà cầu phúc cho nhau, bởi chưng Abraham đã vâng nghe
Lời Ta và đã giữ trọn đạo với Ta, các luật điều, các thánh chỉ của Ta” (St. 26,
2-5).
Cũng tại Ghêrar này, “Yahweh đã hiện
ra cho ông chính đêm ấy và phán: Ta là Thiên Chúa của Abraham, cha ngươi. Đừng
sợ, vì Ta ở với ngươi! Ta sẽ chúc lành cho ngươi, Ta sẽ cho dòng giống ngươi
nên đông đảo, vì Abraham tôi tớ của Ta” (St. 26, 24).
Trong hai lần mặc khải cho Ysaac
được trích ở trên , Kinh Thánh nói Thiên Chúa hiện ra và phán
(St. 26, 2. 24); ở câu 24: Thiên Chúa hiện ra vào ban đêm. Cả trong hai lần
hiện ra, Thiên Chúa đều hứa: “Ta sẽ ở với ngươi”. Thiên Chúa ở với ai, người đó
sẽ được chúc phúc. Lời chúc phúc ở đây thật cụ thể: dòng giống đông đảo, và có
đất làm phần cơ nghiệp (St. 26, 3. 4).
Trong hai lần hiện ra, Thiên Chúa
đều nhắc tới Abraham; ngoài những tên để chỉ Thiên Chúa như El-Roy, El-Shadday,
còn thấy xuất hiện một cách để chỉ Thiên Chúa, đó là: Thiên Chúa của Abraham
(St. 26, 24).
Những điều Thiên Chúa đã hứa với
Abraham và Ysaac, thì Ngài cũng lập lại với Yacob. Thiên Chúa đã hiện ra với
Yacob trên đường ông tới Haran: “Yacob chiêm bao: thì này có một thang cấp dựng
trên đất, nhưng chóp đỉnh thấu trời. Và này có những thần sứ của Thiên Chúa lên
lên xuống xuống trên đó. Và này Yahweh đứng bên chàng. Người phán: Ta là
Yahweh, Thiên Chúa của Abraham cha ngươi, Thiên Chúa của Ysaac. Đất ngươi đang
nằm, Ta sẽ ban cho ngươi và dòng giống ngươi. Dòng giống ngươi sẽ đông như cát
bụi bành trướng ra Đông Tây Nam Bắc. Mọi tông tộc trên trần sẽ lấy ngươi mà cầu
phúc cho nhau. Và này Ta sẽ ở cùng ngươi, Ta sẽ gìn giữ ngươi khắp nơi ngươi
đi, Ta sẽ đem ngươi về lại đất đai này, vì Ta sẽ không bỏ ngươi, sao cho đến
lúc Ta hoàn tất các điều Ta phán với ngươi” (St. 28, 12-15).
“Yacob
đã tỉnh giấc và nói: hẳn thật có Yahweh ở chốn này mà tôi không biết” (St. 28,
16).
“Yacob
đã khấn với Chúa rằng: Nếu Thiên Chúa ở cùng tôi, và gìn giữ tôi trên đường tôi
đang đi, nếu người cho tôi có bánh ăn, áo mặc, nếu tôi được trở về nhà cha tôi
bình an vô sự, thì Yahweh sẽ là Thiên Chúa của tôi và viên đá tôi đã dựng làm
thạch trụ sẽ là nhà của Thiên Chúa. Và trên mọi điều Người ban cho tôi, tôi sẽ
trích thập phân dâng Người” (St. 28, 20-22).
Đọc các trình thuật ghi lại cuộc đời
của Yacob, người ta thấy quả thực Thiên Chúa đã dẫn dắt ông, đã đưa ông đi và
dẫn ông về. Sau khi Yacob đã có vợ con và tài sản, chính Thiên Chúa đã ra lệnh
cho ông trở về: “Yahweh phán bảo Yacob: Hãy trở về đất cha ông ngươi ở, về quê
quán của ngươi và Ta sẽ ở cùng ngươi” (St. 31, 3).
Thiên Chúa cũng đã can thiệp với
Laban để ông không đụng chạm gì tới Yacob (St. 31, 24. 29). Yacob cũng được
Thiên Chúa đổi tên thành Israel, như Thiên Chúa đã đổi tên cho Abram và Sara
(St. 32, 29; 35, 10).
Yahweh Thiên Chúa đã hứa Ngài sẽ ở
với ông, và điều này thể hiện qua cuộc đời của ông, qua những may mắn ông gặp
trên đời, qua những tài sản ông kiếm được. Điều này chính Yacob cũng đã thấy
khi ông đến Bêthel dâng lời tạ ơn Thiên Chúa: “hãy khử bỏ các thần xa lạ khỏi
giữa các ngươi, hãy thanh tẩy mình và thay y phục. Rồi ta hãy chổi dậy đi lên
Bêthel. Ở đó tôi sẽ làm tế đàn kính Thiên Chúa, Đấng đã nhậm lời tôi trong ngày
quân bách, Đấng đã ở với tôi trên đường
tôi đi” (St. 35, 2-3).
Thiên Chúa đã ở với Yacob để giải
cứu ông, để độ trì ông làm ăn phát đạt. Yahweh đã thành nguồn hạnh phúc của
Yacob.
Yahweh Thiên Chúa đã hiện ra cho
Môsê nơi bụi gai bốc cháy nhưng không tàn, và Người phán: “khi ngươi dẫn dân ra
khỏi Ai cập... các ngươi sẽ thờ Thiên Chúa trên núi này” (Xh. 3, 12). Biến cố
Xuất Hành đi liền với giao ước trên núi Sinai, biến cố xuất hành hướng về giao
ước tại Sinai. Ở đây tìm hiểu khía cạnh mặc khải trong biến cố xuất hành- giao
ước này.
a. Cảm thương dân
Trong trình thuật ơn gọi Môsê ở Xh.
3, Thiên Chúa tự giới thiệu Ngài là “Thiên Chúa của Cha ngươi, Thiên Chúa của
Abraham, Thiên Chúa của Ysaac, Thiên Chúa của Yacob” (Xh. 3, 6).
Thiên Chúa là Đấng thương cảm dân
Người: “Ta thấy rõ nổi khổ của dân Ta bên Ai cập, và Ta đã nghe tiếng than
chúng kêu lên trước mặt đốc công, quả Ta đã biết các khổ đau của chúng” (Xh. 3,
7)[11].
Và Thiên Chúa quyết định: “Nên Ta xuống giựt chúng thoát tay Ai cập và dẫn
chúng ra khỏi xứ ấy, lên xứ vừa đẹp vừa rộng, lên xứ chan hòa sữa mật. Vậy bây
giờ ngươi hãy đi. Ta sai ngươi đến với Pharaô; ngươi hãy đem dân của Ta, con
cái Israel ra khỏi Ai cập” (Xh. 3, 8. 10).
Thiên Chúa giải phóng con dân Israel
ra khỏi Ai cập, bởi vì “Thiên Chúa đã nhớ lại giao ước của Người với Abraham,
với Ysaac, với Yacob” (Xh. 3, 7. 10; 5, 1. 7; 7, 16. 26). Thiên Chúa đã thương
yêu và tuyển chọn Abraham cùng dòng dõi ông, chính vì vậy Ngài đã hướng dẫn
cuộc đời của các tổ phụ, đã ở với các ngài, đã cho các ngài gặp may mắn trên
đời, và bây giờ Ngài quyết định giải phóng con cái Israel ra khỏi Ai Cập. Không
phải vì con dân Israel luôn vâng theo lời Chúa mà Chúa giải phóng họ[12],
nhưng vì Ngài yêu thương và tuyển chọn họ. Môsê được chọn làm người đưa dân
Israel ra khỏi Ai Cập, vì Thiên Chúa yêu thương dân Người, chứ không phải vì
Môsê[13].
b. Giải phóng dân
Yahweh phán với Môsê ở Madian: Đi
đi! Hãy trở về Ai cập[14]...
Môsê đã cho dân biết cuộc gặp gỡ của
ông với Thiên Chúa và những điều Ngài nói với ông về tương lai dân Ngài, nhưng
không phải tất cả đều tin và nghe (Xh. 4, 31; 5, 21; 6, 9. 12).
Thái độ của Pharaô đối với việc con
dân Israel ra đi:
Thiên
Chúa biết Pharaô không để dân đi[15]
(Xh. 3, 19-20; 4, 21b; Xh. 5, 2; 6, 1; 7, 13). Môsê cũng đoán được điều này:
“Này con cái Israel đã chẳng nghe tôi! Thì làm sao Pharaô lại sẽ nghe tôi, một
kẻ cứng môi cứng miệng” (Xh. 6, 12). Do vậy Yahweh Thiên Chúa đã cho Môsê có
thể làm những dấu lạ như gậy biến thành rắn (Xh. 7, 10tt), nước hóa thành máu
(Xh. 7, 17tt), ếch nhái (Xh.7, 26tt), ruồi muỗi (Xh. 8, 12tt), ruồi mòng (Xh.
8, 16tt), ôn dịch (Xh. 9, 1tt), ung nhọt (Xh. 9, 8tt), mưa đá (Xh. 9, 13tt),
châu chấu (Xh. 10, 1tt), tối tăm (Xh. 10, 21); thế nhưng Pharaô vẫn cứng lòng
(Xh. 7, 13.14; 8, 11. 15. 28; 9, 7. 12. 35; 10, 20. 27). Dấu lạ cuối cùng là
các con trưởng của Ai cập bị chết (Xh. 11).
Các dấu lạ gây thiệt hại tài sản dân
Ai cập, là do tại sự cứng lòng của vua Pharaô; kể cả cái chết các con đầu lòng
của người Ai cập cũng là do tội của Pharaô và toàn dân Ai cập không chịu vâng
phục ý Chúa, không “để dân Ngài ra đi thờ phượng Ngài”. Mạng sống con người là
tuyệt đối đối với con người, con người không được phép xúc phạm mạng sống của
mình và của anh em mình; nhưng mệnh lệnh của Thiên Chúa là tuyệt đối đối với
mọi sự: ai bất tuân thì phải chết[16].
Và không phải chỉ các con đầu lòng phải chết, mà những ai cứng lòng muốn bất
tuân lệnh Chúa, sẽ phải chết do chính lỗi của mình, khi đuổi theo dân Israel
qua biển đỏ (Xh.14).
Trong biến cố xuất hành khỏi Ai cập,
Yahweh Thiên Chúa là Đấng quyết định giải phóng dân Ngài khỏi ách nô lệ Ai Cập;
chính Ngài đã tuyển chọn Môsê làm người dẫn dân Ngài ra khỏi Ai cập, và cũng
chính Ngài đưa ra lý lẽ để nói với Pharaô: “Yahweh, Thiên Chúa của dân Hipri đã
cho chúng tôi gặp Người. Vậy bây giờ, xin cho chúng tôi đi ba ngày đàng vào sa
mạc tế lễ cho Yahweh Thiên Chúa của chúng tôi” (Xh. 3, 18). Thiên Chúa Yahweh
là lá cờ giương cao của dân Israel trong biến cố giải phóng dân khỏi Ai cập:
“Yahweh Thiên Chúa của Israel phán thế này: Hãy thả cho dân Ta đi, để chúng
trẩy lễ mừng Ta trong sa mạc” (Xh. 5, 1. 3; 7, 16. 26; 8, 4. 16; 9, 1. 13; 10,
3; 12, 31).
Thiên Chúa đã giải phóng con dân
Israel khỏi ách nô lệ Ai cập bằng nhiều điềm thiêng dấu lạ, thế nhưng con dân
Israel vẫn chưa tin tưởng phó thác tương lai và cuộc sống trong tay Yahweh
Thiên Chúa. Họ vẫn nói những lời tỏ vẻ vô ơn và bất cần Thiên Chúa: “Phải chi
chúng tôi chết đi bởi tay Yahweh trong đất Ai cập, khi còn ngồi bên niêu thịt
và được ăn bánh thỏa thuê. Thật các ông đã đem chúng tôi ra sa mạc này để làm
cả lũ chết đói ở đây” (Xh. 16, 28).
Những gì Yahweh truyền dạy dân qua
Môsê, con dân Israel cũng không tuân lệnh. Yahweh đã phán với Môsê: “Cho đến
bao giờ nữa, các ngươi sẽ từ khước, không giữ lệnh truyền và luật điều của Ta?”
(Xh. 16, 28). Ở Massah và Mêribah, họ còn thử thách Yahweh: “Có Yahweh ở giữa
chúng ta hay không?” (Xh. 17,7).
Dầu tất cả những điều ấy, Yahweh
Thiên Chúa vẫn muôn ngàn đời thành tín, Ngài trung thành với chính Ngài, với
điều Ngài đã hứa dù khi con người phản bội Ngài. Ngài vẫn ký kết với dân một
giao ước, theo điều Ngài đã hứa với Abraham, với Ysaac và với Yacob: “Ta sẽ lấy
các ngươi làm một dân thờ Ta và Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi, và các ngươi sẽ
biết Ta là Yahweh, Thiên Chúa của các ngươi, Đấng đem các ngươi ra từ dưới ách
khổ dịch của Ai cập” (Xh. 6, 7).
c. Giao ước Sinai
Giao ước là một lời hứa có điều kiện
kèm theo lời thề! Lời hứa có thể đến từ một bên, tức đơn phương; thế nhưng giao
ước luôn luôn phải được sự ưng thuận của cả đôi bên, tức song phương. Trước khi
có chữ viết, giao ước là sự đồng ý của hai bên được tuyên bố bằng lời trước mặt
những nhân chứng, với lời thề và lời nguyền rủa theo nghi thức tế tự. Sau này
khi có chữ viết, bản văn thay thế người chứng.
Người
thề hứa phải trung thành với những gì mình giao ước, không phải vì người chứng
nhưng vì thần linh, họ sợ thần linh và sợ năng lực lời họ đã thề theo công thức
nguyền rủa[17].
Trình thuật trong sách Xuất hành,
chương 19-24 cho thấy giao ước giữa Thiên Chúa và con dân Israel được ký kết:
·
Giới thiệu ngày tháng
nơi ký kết giao ước (Xh. 19,1-2);
·
Cuộc đàm phán trao đổi
giữa dân và Thiên Chúa qua Môsê (Xh. 19, 3-15)
về
nội dung giao ước (điều kiện bảo đảm) (Xh. 19, 3-8)
về việc
chuẩn bị và thời gian ký kết (Xh. 19, 9-15).
·
Ký kết giao ước (Xh.
19, 16-24, 8).
Toàn
dân nghinh đón Thiên Chúa và Thiên Chúa hiện diện (Xh. 19, 16tt);
Điều
kiện giao ước: thập giới (Xh. 20, 1-21. 22tt).
Toàn
dân ưng thuận (Xh. 24, 3).
Ký
kết: “Này là máu của giao ước đã ký kết với các ngươi, thể theo mọi lời ấy”
(Xh. 24, 8.4-8).
Đây là bảo đảm của Thiên Chúa đối
với con dân Israel, trong giao ước Người ký kết với dân: “Vậy, bây giờ, nếu các
ngươi quyết nghe tiếng Ta mà giữ giao ước của Ta, thì các ngươi sẽ là sở hữu
của Ta giữa các dân hết thảy, vì toàn cõi đất đều là của Ta. Còn các ngươi, các
ngươi sẽ là một vương quốc tư tế cho Ta, một dân thánh” (Xh. 19, 5-6).
Theo một số học giả, giao ước là
nguyên lý thống nhất quy tụ dân Israel xét như là một dân; vì vào thời quan án
và quân chủ tiên khởi của Israel, có nhiều nhóm dân với những nguồn gốc khác
nhau đã không chia sẻ kinh nghiệm xuất hành; vì thế, họ tháp nhập vào dân
Israel qua việc chấp nhận giao ước với Yahweh của Israel. Truyền thống về những
hành vi cứu độ dân Israel trở nên truyền thống của cả nhóm, và những điều khoản
giao ước trở thành quy luật, đặc biệt điều khoản chỉ thờ Yahweh thôi. M. Noth
giải thích Jos. 24 như là một lễ nghi tôn giáo, trong đó các nhóm khác nhau ký
kết hiệp ước chung quanh thánh tích. Các bộ lạc là những chư hầu của Yahweh, và
phải giữ hòa bình với nhau; họ không được giao ước với bất cứ dân tộc hay thần
linh nào khác[18].
Thập giới là điều khoản của giao ước
Sinai giữa Yahweh và toàn dân Israel. Thập giới không là luật theo nghĩa bình
thường đối với người thời xưa hoặc ngay cả với người thời nay: thập giới tỏ lộ
ý định của Thiên Chúa cho con người, và là nền tảng của mọi luật lệ[19].
Luật thập giới tỏ lộ ý định của Yahweh cho toàn dân Israel, là điều khoản căn
bản của giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài; như vậy, giữ thập giới là giữ
giao ước giữa Thiên Chúa và Israel, không giữ thập giới là hủy bỏ giao ước giữa
Thiên Chúa và Israel[20].
Với biến cố xuất hành khỏi Ai Cập và
giao ước trên núi Sinai, Thiên Chúa mặc khải Ngài yêu thương và tuyển chọn dân
Israel giữa các dân:
·
Ngài đã can thiệp vào
dòng lịch sử, Ngài điều khiển dòng lịch sử: Ngài đã giải phóng dân Israel khỏi
Ai cập! Qua lịch sử, con dân Israel và mọi dân tộc khác có thể nhận ra bàn tay
của Thiên Chúa yêu thương và tuyển chọn dân Israel;
·
Ngài là Đấng bảo trợ
dân, ký giao ước với dân Israel, để biến dân Israel thành dân riêng của Ngài,
thành dân thánh và dân tư tế. Israel được chọn làm dân riêng và được Thiên Chúa
kết ước với, không phải vì dân Israel tài đức hơn các dân tộc khác, nhưng vì
Thiên Chúa yêu thương[21]
và tuyển chọn dân, vì Thiên Chúa yêu thương và tuyển chọn Abraham, Ysaac, và
Yacob;
·
Thiên Chúa là Đấng ban
luật cho Israel; Luật Yahweh Thiên Chúa ban cho dân, nếu dân tuân giữ, sẽ là
bảo đảm dân là sở hữu của Thiên Chúa; và hơn như vậy nữa, luật Yahweh ban cho
dân Israel trong giao ước, sẽ giúp dân trở nên giống Thiên Chúa là Đấng Thánh,
làm cho dân trở thành dân thánh của Thiên Chúa.
Thiên Chúa đã mặc khải tên Ngài cho
Môsê, và việc mặc khải này là khởi đầu cho việc mặc khải Ngài là Đấng tuyển
chọn và giải phóng dân Israel khỏi Ai cập.
Thiên Chúa đã nói với dân qua Môsê,
và qua trung gian Môsê Thiên Chúa cũng nói với Pharaô và triều đình Ai cập (Xh.
19,19, 21-25; 20, 18-21). Còn với chính Môsê, Thiên Chúa đã nói với ông qua
trung gian bụi gai gốc cháy nhưng không tàn (Xh. 3). Sau đó, Môsê sống rất thân
mật với Thiên Chúa và thường được Thiên Chúa phán bảo ông, nhưng Kinh Thánh
không cho biết Thiên Chúa phán bảo với ông qua trung gian nào.
Qua trình thuật Xh. 33, 18-23; 34,
6-7, con người và ngay cả Môsê, không thể nhìn thấy Yahweh Thiên Chúa được;
cũng trong lần tỏ hiện này, Yahweh Thiên Chúa mặc khải Ngài là “Thiên Chúa
chạnh thương, huệ ái, bao dung và đầy nhân nghĩa, tín thành. Ngài giữ nghĩa cho
đến ngàn đời, chịu đựng lỗi lầm quá phạm, nhưng không coi tội như thể vô can.
Ngài trị tội cha trên con cháu ba bốn đời” (Xh. 34, 6-7). Thiên Chúa Yahweh là
Thiên Chúa tình yêu, kiên nhẫn và tha thứ.
Thời kỳ thẩm phán kéo dài khoảng
trên 200 năm, từ sau khi Yosua đưa dân vào đất hứa cho tới thời Israel có vua
(khoảng từ 1210 đến 1000 trước công nguyên). Những thẩm phán được sách thẩm
phán đề cập tới, là những vị được Thiên Chúa ở với họ cách đặc biệt (Tp. 3,
10); họ là cứu tinh của dân tộc (Tp. 3, 9.15) chứ không phải là những người
được đặt để theo thói thường (Xh. 18, 13-26).
Sách thẩm phán trình bày tương quan
giữa Thiên Chúa và Israel vào thời dân Israel đã được vào đất hứa. Dân Israel
liên tục phản bội Chúa, thờ các thần ngoại; Vì vậy, Ngài đã phó nộp họ vào tay
các dân tộc khác! Khổ cực, họ quay trở về với Chúa, và kêu xin Người; Thiên
Chúa đã thương, và sai các thẩm phán đến cứu họ thoát khỏi tay những dân tộc
khác.
a. Ơn gọi thẩm phán
Sách thẩm phán cho cái nhìn rất đa
dạng về ơn gọi thẩm phán.
Với những thẩm phán Otniel (Tp. 3,
7-11), Êhud (Tp.3, 12-30) và Shamgar (Tp. 3, 31), sách không cho biết quá trình
hình thành ơn gọi làm thẩm phán; với Baraq, Thiên Chúa đã nói với ông qua tiên
tri Đêbôrah (Tp. 4, 1-10); còn với Ghêđêô, thần sứ Yahweh đã hiện ra cho ông
(Tp. 6, 11-12) và Yahweh đã trao sứ mạng cho ông (Tp. 6, 16tt); với Samson, ơn
gọi đã hình thành từ lúc được thụ thai, ông là người được hiến thánh cho Thiên
Chúa từ trong dạ mẹ “chính trẻ ấy sẽ khởi công cứu thoát Israel khỏi tay
Philitin” (Tp. 13, 5).
Sau thời thẩm phán, là thời kỳ vương
quyền. Có thể nói vị thẩm phán cuối cùng là Samuel (1Sm. 7, 2-17); Samuel còn
được coi là tiên tri, vì Yahweh Thiên Chúa đã nói với ông, và nói với dân qua
ông (1Sm. 3, 1-21); Samuel cũng là người đã xức dầu phong vương cho Saul (1Sm.10,
1tt) và cho David (1Sm.16).
b. Cách biết Ý Thiên Chúa
Trình thuật 1Sm.3 cho thấy Yahweh
Thiên Chúa gọi Samuel, nhưng lúc đó ông không nhận ra tiếng Chúa. Theo trình
thuật này, Samuel nghe tiếng nhưng không thấy gì, chính vì vậy cậu mới chạy lại
chỗ thầy Êli, vì tưởng thầy gọi. Trong trình thuật này, tưởng có thể nghĩ rằng
Chúa gọi Samuel lúc cậu còn thức. Nghe thấy tiếng Chúa, đó là điều thường thấy
nơi các tiên tri: “Chúa phán...”, “lời Chúa đến với...”.
Vào thời trước và sau Samuel, người
Israel cũng vẫn có thói quen thỉnh ý Yahweh Thiên Chúa mỗi khi gặp những chuyện
khó khăn hoặc những điều cần giải quyết (1Sm. 9, 1-10; Jos. 7, 6tt; 1Sm. 10,
20-21). Thế nhưng vào thời Samuel, Kinh Thánh nói “Lời Yahweh hiếm, thị kiến
khan” (1Sm. 2, 1), nên người ta thường gieo quẻ bốc thăm; chẳng hạn việc tìm
người lỗi luật thần tru bằng bốc thăm (Jos. 7, 6tt), hoặc việc chọn vua (1Sm.
10, 20-21).
Để thấy rõ hơn việc thỉnh ý Yahweh
bằng gieo quẻ bốc thăm, hãy xem trình thuật sau: “Saul nói: Lạy Yahweh, Thiên
Chúa của Israel, làm sao Người lại không trả lời cho tôi tớ Người hôm nay? Nếu
tội ấy có ở về phía tôi hay Yônathan con tôi, thì lạy Yahweh, Thiên Chúa của
Israel, xin ban Urim; còn nếu tội ấy có ở về phía dân của Người là Israel thì
xin ban Tummin. Và đã bốc thăm trúng Yônathan và Saul, còn dân thì đã thoát.
Saul lại nói: hãy gieo thăm giữa tôi và Yonathan, con tôi: Yahweh để ai trúng
thăm, thì người đó phải chết” (1Sm. 14, 41-42).
Những dân tộc đông phương lân cận
của dân Israel cũng dùng những cách như bói toán gieo quẻ để biết ý định của
Thần Linh. Nhưng có sự khác nhau rõ rệt: các thầy chiêm nơi dân lân cận bó buộc
thần linh của họ phải tỏ ý kiến qua việc tuân giữ các nghi thức; còn nơi dân
Israel, Thiên Chúa hoàn toàn tự do; con dân Israel phải chờ đợi câu trả lời của
Thiên Chúa do lòng nhân lành và ý định tự do của Ngài. Việc hỏi ý kiến này
thường thuộc về nhiệm vụ của các nhà chiêm thị, và của các tư tế (1Sm. 1, 36;
22, 15).
Nhiều lần dân Israel
phản bội Thiên Chúa, không tuân giữ giao ước, thờ các thần khác ngoài Yahweh;
nhưng Yahweh Thiên Chúa vẫn đáp cứu dân mỗi khi dân quay trở về với Thiên Chúa.
Những trình thuật này cho thấy Thiên Chúa là Đấng thành tín, kiên nhẫn và tha
thứ; còn Israel là dân cứng cổ, bất trung, luôn phản bội.
Không phải chỉ có dân
Israel mới có các tiên tri, nhưng những dân lân cận, các tôn giáo ngoài Do Thái
giáo cũng có các tiên tri (1V.18, 19). Ở Israel, phong trào tiên tri xuất hiện
mạnh từ thế kỷ XI đến thế kỷ V trước công nguyên. Không kể những người được
Yahweh Thiên Chúa gọi cách đặc biệt để làm tiên tri, những tiên tri chuyên
nghiệp (những người hành nghề tiên tri để kiếm sống) thường sống thành từng
nhóm, và có nhóm trưởng (1Sm. 10, 5tt; 19, 20tt).
a. Tiên tri
Tiên tri, người biết trước; nhưng
đúng hơn, tiên tri là người nói nhân danh Thiên Chúa (ngôn sứ).
Tiên tri là người của Thiên Chúa,
người được Thiên Chúa chiếm đoạt, người có kinh nghiệm về Thiên Chúa đến độ các
vị suy nghĩ, nói và hành động như Thiên Chúa muốn, như thể các vị đó thấy hay
nghe được Thiên Chúa nói (Yer. 20, 7.9; Am. 3, 3-8). Tuy nhiên cũng có người
cho rằng các ngài là những người bị bệnh “sùi bọt mép” (Mik. 2, 6; Am. 7, 16),
những người điên (Hos.9, 7), những người thiếu sự khôn ngoan tối thiểu (không
biết nói dối dù phải chết (Yer. 26, 12); không sợ thế lực người đời dù thế lực
đó là quan quyền hay vua chúa (2V.1, 5tt; 18, 1tt; 21, 20tt)).
Nói tới tiên tri, không thể không đề
cập đến lời, sấm ngôn.
i. Lời
Lời, tiếng Dothái là DABAR. DABAR có
hai gốc song song: một có nghĩa là nói, và một có nghĩa là cái ở đàng sau; như
vậy, DABAR vừa có nghĩa làm cho hiểu biết, vừa có nghĩa cái gì mang sức mạnh.
DABAR là cái gì ở đàng sau, và cũng
là cái gì được phóng đẩy ra trước; là cái chuyển-thành-hành-vi điều đầu tiên ở
trong trái tim, trong lòng. DABAR là cái nền tảng của một sự vật, là cái nghĩa
riêng của sự vật; và nghĩa này được diễn tả bằng ngôn từ. Như vậy, mỗi lời chứa
đựng không chỉ ý nghĩa mà còn chứa đựng một năng lực nữa. Theo Kinh Thánh,
DABAR là cái ra khỏi môi miệng (Ds. 30, 13; Yer. 17,16) và là cái có nguồn gốc
trong lòng con người (St. 17, 17; Tv. 14,1; Yer.3,16). Dabar không chỉ diễn tả
một tư tưởng trừu tượng, nhưng còn diễn tả tình trạng một tâm hồn.
Lời là diễn tả “thân xác” của nội
dung “linh hồn”; đằng sau lời, có một hồn. Nếu một người có tâm hồn cương nghị
phát biểu lời, thì lời đó sẽ diễn tả nhiều thực tại hơn lời của một người có
tâm hồn yếu nhược. Một người nói với một người khác, là tạo một cái gì thuộc
tâm hồn họ nơi tâm hồn của người khác nghe họ[22].
Trong ngôn ngữ hiện tại, Karl
Buehler cho thấy:
·
Lời có một nội dung; nó
diễn tả hay tiêu biểu cho một vật nào đó; nó đặt tên cho một vật, diễn tả một
tư tưởng, một phán đoán, kể lại một câu chuyện.
·
Lời còn là một lời mời
gọi; lời được ngỏ với ai, thì có khuynh hướng gợi lên nơi người đó một lời đáp
hay phản ứng.
·
Lời mặc khải, bày tỏ
một ngôi vị, bày tỏ tâm tình bên trong của người nói, bày tỏ lập trường của họ.
Như
vậy, ba khía cạnh này của lời tương hợp với ba ngôi của một động từ: lời diễn
tả ngôi thứ nhất, lời kêu gọi ngôi thứ hai, và lời tường thuật ngôi thứ ba.
Tóm lại, người ta có thể định nghĩa:
lời là một hành vi bởi đó một ngôi vị ngỏ lời và diễn tả mình với một người
khác, nhằm truyền thông và thông cảm lẫn nhau[23].
ii. Năng lực của lời
Ở Ai cập và Lưỡng Hà Địa, lời là một
thực thể quyền uy. Lời thần linh, chính là sức lực của thần linh mà con người
không thể chống cưỡng lại được. Lời của con người cũng có năng lực, đặc biệt
trong những lời chúc lành hoặc chúc dữ, trong lời hứa, lời thề! Lời của vua
chúa có năng lực hơn lời của người thường.
Trong Cựu Ước, tìm thấy nhiều đoạn
văn cho thấy năng lực của lời:
·
Ysaac chúc lành cho
Yacob. Sự lầm lẫn không làm cho lời đã nói mất giá trị, Ysaac không thể rút lời
đã chúc phúc cho Yacob (St. 27).
·
Bà mẹ của Mikayohu phải
chúc phúc để hóa giải lời nguyền rủa bà đã thốt ra hướng về người ăn cắp, mà bà
không biết người ăn cắp lại là chính con bà (Tp. 17, 1tt).
·
Lời nói của David hướng
về một người bất kỳ nào đó được áp dụng cho chính ông (2 Sm. 12, 1-8).
·
Lời thề đi kèm theo
hình phạt, nếu một người thề gian, lời thề độc sẽ ứng nghiệm trên người thề
gian đó (Ds. 5, 12-31).
Năng lực của lời bắt nguồn từ năng
lực của chính ngôi vị nói. Ý muốn của ngôi vị nói được chuyển tới thế giới bên
ngoài cùng với tất cả năng lực và tính chất của lời được nói ra!
Lời của Yahweh là nhân tố tác tạo
trong suốt lịch sử dân Israel, từ việc sáng tạo (St. 1, 3) đến việc dựng lại
đền thờ Yêrusalem (Ys. 44, 28). Lời của Yahweh kêu gọi Abraham, kêu gọi Môsê,
đưa dân Israel ra khỏi Ai cập, dẫn dân vào đất hứa, gọi Samuel, tuyển chọn
David. Lời của Yahweh là nhân tố chính trong lịch sử dân Israel theo Cựu Ước.
Lời của Yahweh là một từ ngữ rất
thông dụng trong các sách tiên tri. Lời là đặc sủng của tiên tri, cũng như Luật
(Torah) là đặc sủng của tư tế, và lời khuyên (khôn ngoan) là đặc sủng của hiền
nhân (Yer. 18, 18). Lời Yahweh không do tiên tri nhưng do tự Thiên Chúa Yahweh,
chính Ngài bắt tiên tri phải nói (Am. 3, 8).
Lời của Yahweh đối với tiên tri, khi
thì ngọt ngào (Yer. 15, 16), khi thì như ngọn lửa đốt trong xương tủy (Yer. 20,
7-9), khi thì trở nên lời giận giữ phải nói ra (Yer. 6, 11). Lời của Yahweh là
chính Yahweh. Lời Yahweh mà tiên tri nói có sức lật đổ và phá hủy... (Yer. 1,
9-10). Lời của Yahweh không thể không thành tựu (Ys. 45, 23; 55, 10-11; 31, 2);
hơn nữa, Lời của Yahweh là lời vĩnh cửu và ứng nghiệm (Ys. 40, 8; Cf. Ys.9, 8).
Lời của tiên tri đặt nền tảng trên
mặc khải qua biến cố, và mặc khải qua biến cố dẫn tới lời. Lời của Thiên Chúa
được ban cho con người như một sứ mạng, như một lời giáo huấn, như một người
hướng dẫn. Lời của Thiên Chúa là chủ lịch sử, kiến tạo lịch sử, và vang vọng
trong lịch sử[24]. Phác họa
một lịch sử về Lời Thiên Chúa, là đồng thời phác họa lịch sử mặc khải[25].
iii. Lời- phương tiện mặc
khải
Tất cả các tiên tri đều
có cảm thức đặc biệt về Lời Chúa. Nhiều tiên tri diễn tả tương quan với Thiên
Chúa bằng thị kiến; các ngài được Thiên Chúa nói với “trong thị kiến và trong
giấc mơ” (Ds. 12, 6tt; 1V. 22, 13-17; Am. 1, 1; Ez. 1, 1; Nah. 1, 1; Hab. 1,
1). Một số khác cho rằng mình được Thiên Chúa nói với, còn bằng cách nào thì
không đề cập tới. Có những vị diễn tả việc mình có Lời Chúa bằng những hình ảnh
biểu trưng, chẳng hạn với tiên tri Yêrêmya, Thiên Chúa đặt Lời Ngài vào miệng
tiên tri (Yer. 1, 9); còn với Ezekiel, tiên tri đã ăn sách viết Lời của Yahweh,
sách vừa đắng vừa ngọt đối với ông (Ez. 2, 9- 3, 3).
b. Tiêu chuẩn nhận biết
tiên tri thật
Xét về phương diện chủ quan, tiên
tri thật là người xác tín ơn gọi tiên tri của mình, ơn gọi hiển nhiên đến mức
độ không thể nghi ngờ được, họ cảm thấy bị bó buộc phải nói và hành động nhân
danh Thiên Chúa; sự bó buộc này thường chống lại khả năng và khuynh hướng bình
thường của họ, nó đòi buộc như bị bắt buộc phải nói hoặc làm. Còn nơi tiên tri
giả, họ cho những điều họ mơ tưởng và mong ước là mặc khải, và họ cho ý họ là ý
Thiên Chúa (Yer.23, 23tt).
Xét về phương diện khách quan, những
điều tiên tri thật nói phải ứng nghiệm (Đnl. 18, 21), và có sự tương hợp giữa
lời giảng dạy và cuộc sống của vị tiên tri (như vâng phục Thiên Chúa, từ bỏ
mình và những gì làm thoải mái cho mình).
Chính vì lấy ý mình làm ý Chúa, cho
nên tiên tri giả thường có câu trả lời liền; còn tiên tri thật, đôi khi và
thường, phải chờ câu trả lời từ Thiên Chúa (Yer. 27-28).
c. Sứ điệp tiên tri
Tiên tri luôn luôn và chính yếu là
người của thời hiện tại đoù, tức là cho những người đương thời với các tiên tri, chứ không
phải là người cho thời quá khứ hoặc tương lai[26].
Tiên tri, người nói nhân danh Thiên Chúa cho dân, về những điều Thiên Chúa muốn
nói với dân.
Là người của Thiên Chúa, được Thiên
Chúa chiếm đoạt, tiên tri có cái nhìn của Thiên Chúa. Tiên tri nói cho dân biết
tương quan giữa Thiên Chúa và dân, tương quan giữa Thiên Chúa và vua, giữa
Thiên Chúa và tư tế v.v.
Tiên tri thấy rõ chứ không mù quáng.
Ngay khi bên ngoài tất cả dường như rất trật tự và tốt đẹp, tiên tri vẫn phân
biệt được, nhận định và thấy sự trống vắng đức tin và tình yêu đằng sau những
cái bên ngoài có vẻ tốt đẹp. Tiên tri nhận ra sự bất hạnh nơi những cái có vẻ
hạnh phúc bên ngoài mà các tiên tri giả nơi triều đình loan báo. Tiên tri cũng
là người loan báo sự an ủi, và an ủi dân trong những cơn cùng quẫn, khi bị lưu
đày và những khi như thể tuyệt vọng[27].
Tiên tri nỗ lực duy trì và củng cố
chân lý giao ước, chống lại mọi cám dỗ trao đổi giao ước của Thiên Chúa lấy
giao ước chính trị[28].
Tiên tri lưu ý và cảnh cáo vua và các tư tế, để họ đừng bất trung với giao ước,
và đừng an tâm với những yên ổn giả tạo. Các tiên tri giải thích các tai ương
và các thử thách, không cho rằng chúng do những nguyên nhân bên ngoài tình cờ;
nhưng chúng là hình phạt Thiên Chúa trừng trị tội lỗi của dân; những biến cố đó
là những biến cố mặc khải.
i. Giao ước
Có thể nói, các tiên tri là những
người nhìn lịch sử dân Israel dưới cái nhìn giao ước; các ngài lấy giao ước làm
tiêu chuẩn phán đoán xem hành vi cư xử của một người, của một triều đại, có tốt
hay không? xem họ có để cho ý Thiên Chúa thể hiện nơi cuộc đời họ, nơi quốc gia
họ hay không?
Nói vậy không có nghĩa là không biết
các tiên tri thế kỷ thứ VIII như Amos, Hôsêa, Ysaya và Mica, đã không nhắc đến
chữ giao ước. Tuy các vị đó không nhắc đến chữ giao ước, nhưng các vị đã khai
triển nền thần học giao ước: tính ưu việt của Yahweh, hành vi cứu độ của
Yahweh, chỗ đứng duy nhất của Israel xét như dân Thiên Chúa và những đòi buộc
đối với Yahweh.
Một số học giả cho rằng, các tiên
tri thế kỷ VIII tránh dùng chữ giao ước, vì người thời đó dễ hiểu lầm rằng giao
ước đòi Yahweh phải làm tất cả những gì dân Israel thích[29].
Còn Mendenhall lại cho rằng, các tiên tri thế kỷ VIII không nhắc đến chữ giao
ước vì trong vương quốc Yuda, giao ước với Israel đã được thay thế bởi giao ước
với nhà David; mà các tiên tri không muốn đồng hóa giao ước của Yahweh với
Israel, với giao ước của Yahweh với David; tiên tri sợ rằng nếu các ngài dùng
chữ giao ước, dễ dẫn tới hiểu lầm rằng sự tồn tại của dân lệ thuộc vào sự tồn
tại của vương triều David[30].
Với tiên tri Yêrêmya, chữ giao ước
xuất hiện lại. Yêrêmya còn nói tới một giao ước mới, và coi tương lai của
Israel như lệ thuộc vào giao ước này (Yer. 31, 31-34). Giao ước này đề cao
tương quan của Yahweh với từng người. Giao ước giữa Yahweh với dân Israel, đặt
dân Israel thành dân Yahweh; cũng vậy giao ước giữa Yahweh với từng người, đặt
mỗi người thành người của Yahweh.
Cùng thời với Yêrêmya, sách Đệ Nhị
Luật nhấn mạnh nhiều đến giao ước: người ta được chúc lành hay chúc dữ là tùy
người ta có giữ luật hay không.
Trong truyền thống P nơi Ngũ Kinh,
giao ước được đồng hóa với luật; trước đó, truyền thống P đã trình bày giao ước
dưới dấu hiệu cắt bì (St. 17, 10). Truyền thống P trình bày toàn bộ lịch sử cứu
độ như một chuỗi giao ước, kể cả giao ước với Nôe.
Các tiên tri nhớ lại thời Xuất Hành,
và coi đó là lý tưởng của xã hội hiện tại. Tiên tri muốn xây dựng một xã hội
xứng với phẩm giá con dân Thiên Chúa: các quyền của con người phải được tôn
trọng (1V. 21), tất cả đều bình đẳng và sống trong tình huynh đệ. Lòng nhiệt
thành với công bình là một biểu lộ của lòng tin vào Thiên Chúa; chính Thiên
Chúa sẽ nâng đỡ và xây dựng xã hội này (Ys. 11, 6-9; 19, 23-25; Zac. 8)[31].
Các tiên tri cảnh cáo
mọi tầng lớp dân chúng (vua, tư tế, dân chúng), để họ trở về với Yahweh, đừng
vi phạm giao ước của Yahweh với Israel nữa. Các tội vi giao ước quy về hai
điều: thờ thần ngoại lai bỏ Yahweh, bất công phạm đến anh em!
Êlia tố cáo Akhab đã là nguyên nhân
của nạn hạn hán. “Akhab nói với Êlia: phải chăng chính là ngươi, con người giá
họa cho Israel? Êlia nói: không phải tôi đã giá họa cho Israel, nhưng là ông và
nhà cha ông, bởi đã lỗi bỏ lịnh
truyền của Yahweh, và ông đã đi theo các Baal” (1V. 18, 18tt).
Không
phải dân đã bỏ hoàn toàn Yahweh để đi theo Baal, nhưng dân đã baal hóa Yahweh,
coi Yahweh như đồng hội đồng thuyền với Baal, đến độ họ đã đặt nữ thần Anat, vợ
của Baal bên cạnh Yahweh[32].
Êlia đã nói thẳng với họ: Nếu Yahweh là Thiên Chúa, hãy theo Ngài, còn như nếu
là Baal, thì các ngươi hãy theo nó đi” (1V. 18, 21).
Tiên tri Yêrêmya cũng tố cáo dân đã
bỏ Yahweh để đi theo các thần ngoại: “Há có dân nào tráo đổi thần linh- mà nào
chúng đâu phải thần linh, nhưng dân Ta đã tráo đổi vinh quang của mình với đồ
vô dụng[33].
Trời ơi, hãy rụng rời trước sự này, hãy rởn tóc, rất mực kinh hoàng- sấm của
Yahweh, vì dân Ta đã làm hai điều bất hảo: chúng đã bỏ Ta mạch nước hằng sống,
để đào cho mình bể nước, nhưng các bể rò không chứa được nước” (Yer. 2, 11-13).
Tội thờ quấy, được tiên tri Hôsêa ví
như tội ngoại tình, và tiên tri Mikê coi như hành vi làm điếm tế thần ngoại lai
(Mik. 1, 4-7; Am.3, 14tt; 4, 4; 5, 4.21; Ys. 1, 10.21tt; Hos. 4, 15tt; 8, 5tt;
9, 15; 11). Bất công cũng được các tiên tri phản đối mạnh (Mik. 2,1tt; 2, 8; 6,
11tt; 3, 1- 4, 9; Am. 4, 1tt; 5, 11; 8, 4tt; Ys.10, 1tt; Hos. 4, 1tt; 7, 1-7;
6, 7).
Thiên Chúa đã mặc khải
qua biến cố xuất hành và giao ước Sinai, Ngài là Thiên Chúa quyền năng, là Đấng
can thiệp vào dòng lịch sử, Đấng giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ Ai cập,
Đấng bảo trợ dân, là Thiên Chúa của dân Israel, Đấng làm dân Israel thành dân
tư tế của Thiên Chúa, Đấng ký kết giao ước với dân Israel, Đấng biến dân Israel
thành sở hữu của Ngài.
Thiên Chúa, trong thời đại các thẩm
phán, các vua và các tiên tri, tỏ cho thấy Ngài là Thiên Chúa trung thành với
giao ước. Dù dân không giữ giao ước, dù dân phản bội bất trung, thì Thiên Chúa
vẫn trung thành; Ngài không bỏ giao ước dù dân đã không tuân giữ. Hơn nữa, Ngài
là người bảo vệ giao ước, giúp dân tuân giữ giao ước; Ngài đã dùng những phương
tiện khác nhau để giúp dân trung thành với giao ước, trung thành với Ngài,
chẳng hạn như cơ cấu vương quyền, cơ cấu tư tế và các tiên tri; và nếu dân vẫn
cứng lòng, Ngài cho những tai hoạ đến để cảnh cáo dân, nhất là bằng biến cố lưu
đày. Khi những cơ cấu vương quyền và tư tế, làm dân bê trễ không giữ giao ước,
thì Ngài bãi bỏ những cơ cấu đó, thậm chí cả hòm bia, đền thờ.
Thiên Chúa được thấy trong giai đoạn
này, là Đấng yêu thương dân Israel vô cùng, và Người không bao giờ nở bỏ dân:
“Mẹ
nào lại quên con đẻ của mình? cạn lòng thương đối với con dạ nó không? cho dù
chúng quên được nữa, thì phần Ta, Ta sẽ không
hề quên ngươi (Ys. 49, 15)”.
“Làm
sao Ta nỡ bỏ ngươi hỡi Ephraim, hay thí hẳn ngươi đi, hỡi Israel! làm sao ta nỡ
bỏ ngươi như Adma, cho ngươi hóa tựa Xơboim? lòng ta đảo lộn trong Ta, và mối
chạnh thương sôi réo cả lên” (Hos. 11, 8).
Thiên
Chúa là Thiên Chúa siêu việt, Ngài không suy nghĩ và hành động như người phàm,
Ngài không cư xử với Ta như Ta đáng tội: “Như trời cao hơn đất thế nào, thì tư
tưởng Ta cũng vượt quá tư tưởng các ngươi” (Ys. 55, 9), “Vì Ta là Chúa, chứ
không phải người phàm” (Hos. 11, 9).
ii. Tương quan giữa con
người và Thiên Chúa
Israel được gọi được chọn, được yêu
thương cưng chiều, là để thành bí tích cho mọi dân mọi nước, nhằm giúp con
người nhận biết Yahweh là Thiên Chúa, là Đấng yêu thương tất cả mọi người.
Con người chỉ là tạo vật; đối với
Thiên Chúa, con người như đất sét với người thợ gốm (Ys. 45, 9tt). Con người,
là tạo vật được Yahweh Thiên Chúa yêu thương rất mực, đặc biệt con người đây
lại là dân Israel. Nhưng con người, và đại biểu là con dân Israel, thật cứng
lòng cứng cổ, luôn bất trung cùng Thiên Chúa, luôn phản bội Ngài, phản bội giao
ước.
Tương quan giữa con người và Thiên
Chúa cũng là tương quan giữa dân Israel và Yahweh. Tương quan này được diễn tả
qua một số hình ảnh!
·
Tương quan “cha con”!
Đây không phải là tương quan tự nhiên theo nghĩa bình thường. Israel không là
con “theo bản tính” (phusis) nhưng là con “được thừa nhận”. Đây là tương quan
tình yêu, lòng sủng mộ, vâng phục.
·
Tương quan “chồng vợ”!
Tương quan này nhấn mạnh tính nhưng không khởi đầu của Yahweh, vì trong Cựu
Ước, chồng thường chọn vợ. Tương quan giữa Yahweh và Israel là tương quan tình
yêu; bất trung là phản bội chống lại Yahweh. Tương quan này được Hôsêa và
Yêrêmia diễn tả cách đặc biệt.
·
Tương quan “chủ chiên
đàn cừu”. Tương quan này cho thấy Yahweh là người bảo vệ. Đàn cừu tín thác vào
người chăn, đi theo người chăn và sẽ được no thỏa! Tiên tri Ezekiel dùng hình
ảnh này.
·
Tương quan “họ hàng”.
Yahweh được gọi là người báo thù, người chuộc (Gôel) của Israel. Trong phong
tục Do Thái, người thân phải trả thù máu hoặc phải bảo vệ tài sản người thân mình.
Yahweh không chỉ xuất hiện như người bảo vệ, nhưng còn như người thân của
Israel.
·
Tương quan “vua tôi”.
Tương quan này hàm chứa trong quan niệm Thiên Chúa cai trị dân Ngài, trong kiểu
gọi Yahweh là Chúa (Adonai, Kurios) trong giao ước[34].
Theo truyền thống chấp nhận Israel có vương quyền, vua cai trị dân thay Thiên
Chúa[35].
iii. Mặc khải chưa hoàn
tất
Một nét đặc trưng của mặc khải thời
các tiên tri, cho thấy mặc khải chưa hoàn tất.
Mọi tầng lớp dân đều ngóng chờ một
vị thiên sai. Vị này có thể là một tiên tri lớn như Môsê (Đnl. 18, 18), hoặc
một vị vua công chính mà trong nước của Ngài sẽ có bình an hạnh phúc (Ys. 7; 9;
11), hoặc một mục tử (tư tế) luôn đi tìm con chiên bị lạc, băng bó con chiên bị
thương, dẫn đàn chiên đến đồng cỏ xanh tươi, đến suối nước trong lành (Ez. 34),
hoặc là người tôi tớ Yahweh chịu khổ nạn để công chính hóa nhiều người, để
chuộc tội cho dân (Ys. 42, 1-9; 49, 1-6; 50, 4-9; 52, 13- 53, 12), hoặc con
người từ trời xuống (Dn. 7).
Yêrêmya cũng loan báo một giao ước mới:
“Sẽ tới ngày Ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Israel và nhà Yuđa, không phải
như giao ước ta đã ký kết với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay chúng để đem chúng
ra khỏi Ai cập... Ta sẽ đặt luật của Ta vào bên trong chúng, và Ta sẽ viết trên
trái tim chúng; và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng, chúng sẽ là dân
của Ta ...” (Yer. 31, 32-33; 32, 39-40).
Cũng vào thời lưu đày, tiên tri
Ezekiel đề cập đến thần khí mới, thần khí mà Thiên Chúa ban cho, sẽ làm con
người được sống. “Ta sẽ ban Thần Khí của Ta xuống trên các ngươi. Và các ngươi
sẽ được sống” (Ez. 37, 14.5-6). “Ta sẽ ban cho các ngươi một tấm lòng mới. Bên
trong các ngươi, ta sẽ ban một thần khí mới, Ta sẽ cất tấm lòng đá khỏi thịt
mình các ngươi. Ta sẽ ban cho các ngươi một tấm lòng thịt. Bên trong các ngươi,
Ta sẽ ban xuống Thần Khí của Ta. Và các ngươi sẽ giữ các phán quyết của Ta, và
sẽ thi hành. Các ngươi sẽ lập cư trên đất Ta đã ban cho cha ông các ngươi. Các
ngươi sẽ là dân của Ta. Còn Ta, ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi” (Ez. 36, 26-28).
Như luật, tiên tri, là hiện tượng
chung của cả vùng lân cận của Dothái, văn chương khôn ngoan và hiền nhân cũng
vậy[36].
Văn chương khôn ngoan xuất hiện vào thiên niên kỷ thứ hai nơi những dân tộc lân
cận của Dothái; còn với dân tộc Do Thái, văn chương khôn ngoan chỉ thịnh hành
sau thời lưu đày và là phương tiện mặc khải[37].
a. Khôn ngoan- nguồn hạnh
phúc
Khôn ngoan đem lại cho con người
trường sinh bất tử, và cho con người tìm thấy niềm vui. “Nhờ khôn ngoan, tôi
được trường sinh bất tử, để lại cho hậu thế lưu niệm muôn đời không phai... vì
với khôn ngoan, không có gì là cay đắng khó chịu, chung sống với khôn ngoan,
không có đau phiền, trái lại chỉ có hoan lạc mừng vui” (Kng. 8, 13.16).
Khổ đau, cực nhọc, là do con người
bỏ đường khôn ngoan. “Bởi đâu, hỡi Israel, bởi đâu hỡi Israel, bởi đâu mà ngươi
lại ở trên đất kẻ thù, già đi trên đất xa lạ? là vì ngươi bỏ mạch khôn ngoan”
(Bar. 3, 10.12).
Khôn ngoan được nhân cách hóa như
một người đi rao giảng ở ngã ba đường hoặc nơi phố chợ (Cn. 1, 20tt; 8-9), và
ai nghe khôn ngoan sẽ được chúc phúc, ai tìm khôn ngoan sẽ được sự sống (Cn. 8,
34.35a), vì khôn ngoan sẽ hướng dẫn họ trong mọi hành vi, và gìn giữ họ (Kng.
9, 11).
b. Học biết khôn ngoan
Người ta có thể học biết khôn ngoan[38].
Đầu mối của khôn ngoan (Hc. 1, 14),
gốc rễ của khôn ngoan (Hc.1, 20), khôn ngoan viên mãn (Hc.1, 16), là kính sợ
Chúa.
Để được khôn ngoan, phải kính sợ
Chúa, và phải sống như người con thảo (Tb. 4, 3-4; Cn. 6, 20; 23, 20; 28,
24;19, 26; 20, 20), như người chồng tốt (Cn. 5, 1-23; 6, 20-7, 27; 23, 27-28),
như người cha tốt (Cn. 29, 13-21), như một công dân tốt (Cn. 25, 8-10; 24,
21-22). Phải biết vâng theo lẽ phải (Cn. 25, 6-7), phải biết nghe lời giáo huấn
(Cn. 1, 8-9; 3, 1; 4,1 3.20; 5, 1; 12, 1; 13, 1v.v.) phải biết nhận sự sửa phạt
(Cn. 13, 24; 22, 15; 23, 13.14), phải có tư cách đúng đắn (Cn. 23, 29-35), phải
sống công bình (Cn. 16, 8-11; 23, 10.11; 22, 23.28).
Con người có thể trở nên khôn ngoan,
có thể trở thành hiền nhân; nhưng con người không làm chủ khôn ngoan; con người
không sở hữu khôn ngoan như một vật tự nhiên.
c. Nguồn gốc khôn ngoan
Khôn ngoan không phát sinh do con
người, nhưng từ Thiên Chúa. “Khôn ngoan nhất nhất đều do tự Chúa, và từ đời đời
hằng ở với Người”(Hc. 1, 1).
“Ta (khôn ngoan) đã xuất tự miệng
Đấng tối cao, như áng mây Ta đã bao trùm trái đất” (Hc. 24, 3). “Yahweh đã dựng
nên Ta, tiên thường của công trình Người. “Từ trước mọi thời, ngay lúc khởi
nguyên, Người đã dựng nên Ta, và cho đến đời đời, Danh Ta sẽ không phai (Hc.
24, 9). Từ đời đời, Ta đã được tấn phong, ngay từ đầu, trước khi đất khai sinh”
(Cn. 8, 22-23).
Khôn ngoan có những phẩm tính của
Thiên Chúa: là phản ánh của ánh sáng, là hào quang phát tự vinh quang Thiên
Chúa, là Thần Khí thông minh thánh thiện. “Khôn ngoan là phản ánh sự sáng hằng
có, là gương không tì ố rọi lại hoạt động của Thiên Chúa, là hình ảnh của Thiên
Chúa toàn thiện” (Kng. 7, 26); “Khôn ngoan là khí thiêng xuất từ quyền phép
Thiên Chúa, là hào quang tinh ròng tự vinh quang Đấng toàn năng phát hiện, vì
thế không gì nhơ uế lọt vào được trong” (Kng. 7, 25). “Có trong khôn ngoan,
Thần Khí thông minh thánh thiện, đơn độc, đa phức, tinh tế, linh động, tinh
ròng, vô tì tích, trong suốt, bất khả xâm phạm.” (Kng. 7, 22). Vì vậy, con
người phải nài xin Thiên Chúa ban khôn ngoan của Ngài cho con người (Cn. 2, 6;
Hc.1, 8-10; Kng. 9, 4; Job. 28, 12-27).
Luật qua tư tế, lời qua tiên tri,
khôn ngoan qua hiền nhân, đều có nguồn gốc nơi Thiên Chúa. Tất cả là hồng ân
Thiên Chúa ban cho con người, giúp con người nhận ra tình yêu củaThiên Chúa,
giúp con người sống tốt để trở nên con Thiên Chúa. Các tác giả sách thánh vào
thời văn chương khôn ngoan, đã dung hòa được thao thức tìm kiếm khôn ngoan của
người thời đại, với truyền thống lề luật và lời Thiên Chúa. Sách Huấn Ca đã
đồng nhất ba thực tại trên với nhau: “Nguồn mạch khôn ngoan chính là lời Thiên
Chúa trên cao, và đường lối của khôn ngoan là lịnh truyền hằng có” (Hc. 1, 5). Sự khôn ngoan đích thực đối với
người Do Thái, và sự khôn ngoan này vượt trên các khôn ngoan của những dân tộc
lân cận, là kính sợ Thiên Chúa và giữ lệnh truyền (lề luật, lời) của Ngài.
Chính điều này làm cho họ trở thành người khôn ngoan thực sự, và được trường
sinh bất tử. Luật Thiên Chúa ban trên núi Sinai vẫn là điều cốt cán với người
Do Thái.
Luật, tiên tri và khôn
ngoan, là những thực tại xuất hiện không chỉ riêng với người Do Thái, nhưng
cũng chung cho các dân tộc vùng cận đông. Điểm đặc biệt của người Do Thái, là
nhận ra luật Torah như hồng ân Thiên Chúa ban cho những người Ngài thương yêu
tuyển chọn; tiếp đến với đặc sủng tiên tri, dân Do Thái xác tín rằng Lời Thiên
Chúa được ban cho con người, để dẫn dắt con người đi trên đường công chính; và
bây giờ với văn chương khôn ngoan đang thịnh hành ở phương đông, người Do Thái
nhận ra rằng khôn ngoan là hồng ân Thiên Chúa trao ban cho con người.
Trước khi bước sang tìm
hiểu mặc khải trong Tân Ước, tóm lại sơ qua cái nhìn của Cựu Ước xét như mặc
khải của Thiên Chúa cho con người:
Thiên
Chúa sáng tạo vũ trụ vạn vật và con người;
đau
khổ và sự chết là hậu quả của tội chống lại Thiên Chúa; hạnh phúc đích thực của
con người tùy thuộc tương giao của con người đối với Thiên Chúa;
Thiên
Chúa đã yêu thương và tuyển chọn Abraham: chính Ngài đã kêu gọi và lập giao ước
với Abraham, trở thành Thiên Chúa của Abraham, Ysaac, Yacob;
Thiên
Chúa đã giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ Ai cập, Ngài trở thành Đấng giải
phóng, Đấng bảo trợ, Đấng cứu chuộc dân;
Thiên
Chúa đã lập giao ước với dân Israel trên núi Sinai, đã ban lề luật cho dân, đã
làm dân Israel thành dân riêng của Ngài, đã cho dân Israel thành dân tư tế, trở
thành dân trung gian giữa Thiên Chúa và các dân khác, đã làm dân Israel thành
dân qua đó các dân tộc khác được chúc phúc;
Thiên
Chúa muôn đời thành tín. Cho dù dân Israel có phản bội, thì Ngài vẫn là Thiên
Chúa trung thành; Ngài ban các thẩm phán để cứu dân, Ngài ban các tiên tri để
giúp dân trở lại với Ngài, để dân tuân giữ giao ước của Ngài với dân;
Con
người và dân Israel luôn luôn phản bội, nhưng qua đó Thiên Chúa cho thấy Ngài
là Thiên Chúa giàu lòng thương xót và nhân từ, Ngài luôn tha thứ cho con người;
Thiên
Chúa là Đấng ban khôn ngoan đích thực cho con người; sự khôn ngoan đích thực
không chỉ nằm trên bình diện tri thức ngọn nguồn sự vật, nhưng chủ yếu hệ tại
cuộc sống; sự khôn ngoan đích thực là kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ lề luật
giao ước.
Tất cả Tân Ước đều xây nền trên biến
cố tử nạn phục sinh của Đức Yêsu Nazareth. Đức tin của mọi kitô hữu cũng đặt
nền tảng trên biến cố tử nạn phục sinh của đức Yêsu.
Chính nhờ biến cố tử nạn phục sinh,
mà các tông đồ nhận ra đức Yêsu là Con Thiên Chúa theo bản tính. Các tông đồ là
những chứng nhân về biến cố tử nạn phục sinh của đức Yêsu; các ngài đã đi rao
giảng tin mừng Đức Yêsu Phục Sinh: đức Yêsu đã phục sinh từ cõi chết, Ngài là
Kitô và là Chúa.
Các tông đồ đã thấy đức Yêsu Phục
Sinh. Các ngài đã làm chứng về những điều tai nghe mắt thấy “đức Yêsu Phục
Sinh”. Các kitô hữu đã tin vào Đức Yêsu Phục Sinh qua lời rao giảng, qua lời
chứng của các tông đồ. Đức tin của các tông đồ và của các kitô hữu là một, thời
xưa cũng như thời nay.
Bốn Tin Mừng mang tên các tông đồ,
là đức tin của các tông đồ, và cũng là đức tin của cộng đoàn kitô hữu tiên
khởi. Các tín hữu tin vào đức Yêsu Phục Sinh qua lời rao giảng của các tông đồ.
Họ tụ họp nhau để nghe các tông đồ kể về đức Yêsu, về cuộc đời và những điều
Ngài giảng dạy. Một số tín hữu có học thức ghi lại những gì các tông đồ rao
giảng hoặc kể về Đức Yêsu. Khi phần lớn các tông đồ chết[39],
các tín hữu tiên khởi sợ rằng những điều các tông đồ rao giảng và làm chứng bị
mai một theo thời gian, nên một số người đã thâu lượm những lời kể của các tông
đồ về Đức Yêsu, cũng như những lời giáo huấn của đức Yêsu mà các tông đồ đã
thuật lại, và san định thành sách. Đó là lịch sử hình thành các tin mừng, phản
ánh đức tin của các kitô hữu sơ khai cũng như đức tin của các tông đồ.
a. Đức Yêsu Nazareth phục
sinh
Biến cố tử nạn phục sinh của Đức
Yêsu Nazareth đều được bốn tin mừng ghi lại qua trình thuật thương khó, mồ
trống và những lần hiện ra.
i. Đức Yêsu đã chết
Đức Yêsu đã bị bắt vào ban đêm tại
vườn dầu (Mc. 14, 32-52; Mt. 26, 36-56; Lc. 22, 40-53; Ga. 18, 1-11). Ngài được
dẫn tới dinh Hanna, là nhạc phụ của thượng tế Caipha (Ga. 18, 13); sau đó Ngài
được điệu tới dinh thượng tế Caipha (Ga. 18, 24) và bị kết án tử ở tòa Công
Nghị Do Thái (Mc. 14, 53-65; Mt. 26, 57-68; Lc. 22, 54tt). Sáng đến, Ngài được
điệu đến dinh tổng trấn Philatô (Ga. 18, 28; Mc.15, 1; Lc. 22, 66; Mt. 27,
1-2); sau đó Ngài được chuyển đến tòa của Hêrôđê (Lc. 23, 8-12); rồi Ngài lại
được chuyển về cho Philatô (Ga. 18, 38tt; Mc. 15, 6-15; Mt. 27, 15-26; Lc. 23,
13-25). Ngài bị kết án tử ở tòa án Roma bằng sự ưng thuận của Philatô, vì tòa
công nghị Do Thái không có quyền kết án tử hình.
Ở trước tòa công nghị người Do Thái,
Đức Yêsu bị kết án tử hình vì tội phạm thượng (Mc. 14, 62-64 và //); nhưng ở
trước tòa án Roma, Đức Yêsu bị cáo với tội phản loạn xưng vua (Ga. 18, 12 và
//) và bị kết án tử với tội danh này. Đức Yêsu vác thập giá (Ga. 19, 17-24; Mc.
15, 21-32; Mt. 27, 32-44), bị đóng đinh thập giá. Ngài đã chết trên thập giá và
được mai táng bởi Yuse Arimathia (Mc. 15, 42tt và //).
ii. Mồ trống và những lần
hiện ra
Đức Yêsu đã chết và được mai táng
vào ngày thứ sáu; ngày thứ bảy là ngày sabat của người Do Thái nên không có ai
ra thăm mộ Ngài; vào sớm ngày thứ nhất trong tuần[40],
các chị phụ nữ ra thăm mộ và thấy mồ trống, không thấy xác Đức Yêsu đâu (Mc.
16, 1-8; Mt. 28, 1-8; Lc. 24, 1-12; Ga. 20, 1-10).
Đức
Yêsu Nazareth chết trên thập tự và mộ trống, là sự kiện đã được nhiều người
xác nhận, nghĩa là, đây là những sự kiện
đã được kiểm chứng.
Đức Yêsu Phục Sinh không hiện ra cho
tất cả mọi người, nhưng Ngài chỉ hiện ra cho một số người. Ngài đã hiện ra cho
các tông đồ ngay chiều ngày thứ nhất trong tuần, nhưng lần này vắng mặt Thomas
(Ga. 20, 19-25). Không thể tin được chuyện người chết sống lại, tông đồ Thomas
đã nói: “Nếu nơi tay Ngài, tôi không thấy các dấu đinh, và tra tay tôi vào lỗ
đanh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài, tôi sẽ không tin” (Ga. 20, 25).
Tám ngày sau, tức cũng vào ngày thứ nhất trong tuần, Đức Yêsu lại hiện ra cho
các tông đồ, và lần này có cả Thomas nữa, Đức Yêsu Phục Sinh đã mời Thomas làm
điều ông muốn để kiểm chứng rằng Ngài đã sống lại, nhưng Thomas đã thốt lên lời
tuyên xưng: “Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi” (Ga. 20, 28).
Theo tin mừng Yoan, Đức Yêsu Phục
Sinh còn hiện ra và chuẩn bị bữa sáng cho các tông đồ sau khi các ngài đi đánh
cá ở hồ Tibêria (Ga. 21, 1 tt). Theo tin mừng Luca, Đức Yêsu Phục Sinh đã hiện
ra cho hai môn đệ trên đường Emmau, Ngài cũng hiện ra trước đó cho Simôn, và
cho các tông đồ, cùng ăn trước mặt họ (Lc. 24, 1 tt). Theo tin mừng Matthêu,
Đức Yêsu đã hiện ra cho nhóm phụ nữ (Mt. 28, 9tt và //); và Ngài cũng đã hiện
ra cho các tông đồ, cùng dạy họ đi rao giảng và làm phép rửa nhân danh Ngài
(Mt. 28, 16-20). Với mệnh lệnh đi rao giảng thâu nạp môn đồ khắp muôn dân này,
các tông đồ đã trở thành nhân chứng của đức Yêsu Phục Sinh, và tin mừng “Đức
Yêsu phục sinh” đã loan truyền khắp thiên hạ.
iii. Lời chứng
Tử nạn phục sinh của Đức Yêsu là sự
kiện, nhưng là sự kiện đức tin, biến cố đức tin. Đức Yêsu Phục Sinh không hiện
ra cho tất cả mọi người, thế nên để tin Đức Yêsu phục sinh, người ta cần ân
sủng của Thiên Chúa, cần tác động của Chúa Thánh Thần để tin vào lời rao giảng
của các tông đồ và những người kế vị các ngài. Mầu nhiệm cứu độ được thực hiện
qua trung gian con người với ân sủng của Thánh Thần.
Đức tin của kitô hữu hiện thời, cũng
là đức tin của các kitô hữu tiên khởi, và cũng là đức tin của các tông đồ. Có
thể nói, đức tin của các tông đồ được diễn tả qua năm bài giảng được ghi lại
trong sách Công Vụ các tông đồ:
·
Lời rao giảng của Phêrô
sau khi nhận lãnh Thánh Thần trong ngày lễ ngũ tuần (Cv. 2, 14-39);
·
Lời rao giảng của Phêrô
ở đền thờ sau khi chữa lành người què ở đền thờ (Cv. 3,12-26);
·
Lời rao giảng của Phêrô
trước công nghị Do Thái sau khi Ngài chữa lành người què và bị bắt (Cv. 4,
9-12);
·
Lời giảng của Phêrô
trước công nghị sau khi được thiên thần giải phóng khỏi tù để tiếp tục rao
giảng trong đền thờ (Cv. 5, 29-32);
·
Lời rao giảng của Phêrô
tại nhà Côrnêliô (Cv.10, 34-43).
Trong sách Công vụ tông đồ, và đặc
biệt trong năm bài giảng, luôn luôn thấy lặp đi lặp lại khẳng định: các tông đồ
là những chứng nhân phục sinh của Đức Yêsu Kitô (Cv. 1, 8. 22; 2, 32; 3, 15; 5,
32;10, 39. 41; 13, 31 v.v.):
·
Cv. 1, 8: Các ngươi là
chứng nhân cho Ta ở Yêrusalem và mút cùng bờ cõi trái đất.
·
Cv. 2, 32: Thiên Chúa
đã phục sinh Đức Yêsu. Chúng tôi là chứng nhân của những điều này, chúng tôi và
Thánh Thần.
·
Cv. 4, 20: Chúng tôi
không thể không nói về những điều đã thấy và đã nghe.
·
Cv. 10, 39: chúng tôi
là chứng nhân về những điều Ngài đã làm trong vùng người Do Thái và ở
Giêrusalem.
Là
tông đồ, nghĩa là, chứng nhân của Đức Yêsu Phục Sinh; vì vậy tiêu chuẩn để chọn
một người thay thế Yuđa Iscariot, phải là người đã đồng hành với các tông đồ
suốt thời gian mà Đức Yêsu đã ra vào giữa các Ngài (Cv. 1, 21-22).
Bây giờ xét kỹ một bài
rao giảng của Phêrô để thấy rõ trọng tâm lời rao giảng của các tông đồ, chẳng
hạn Cv.2, 14-40:
·
Cv.2, 14-21: lời kêu
gọi dân chúng, lý do;
·
Cv.2, 22-24: nội dung
chính của lời rao giảng “Đức Yêsu, Đấng anh em đã nộp và giết đi, Thiên Chúa đã
làm cho Ngài sống lại”;
·
Cv.2, 25-28: trích dẫn
Tv.16 để minh chứng;
·
Cv.2, 29-31: chú giải
thánh vịnh hướng về đức Yêsu;
·
Cv.2, 32-33: trở lại
lời rao giảng và làm rõ hơn;
·
Cv.2, 34-35: trích dẫn
Tv.110 để minh chứng khẳng định;
·
Cv.2, 36: trở lại lời
rao giảng, kêu gọi dân chúng tin vào sự kiện phục sinh của Đức Yêsu “Thiên Chúa
đã đặt làm Chúa và làm Kitô, Đức Yêsu mà các người đã đóng đinh kia” (Cv. 2,
32).
Không phải chỉ một mình Phêrô làm
chứng, nhưng tất cả các tông đồ, tập thể những người đã đi theo Đức Yêsu, những
người đã sống với Ngài, đã chứng kiến Ngài chịu khổ hình, và cũng là những
người đã thấy và sống với Đức Yêsu Phục Sinh.
Đức Yêsu Phục Sinh đó, “Thiên Chúa
đã đặt làm Chúa và làm Kitô”, Người mà các ông đã đóng đinh (Cv. 2, 36), Ngài
“được nhắc lên bên hữu Thiên Chúa” (Cv. 2, 33). Đây là cách diễn tả hữu hình
một thực tại vô hình: “ngồi bên hữu Thiên Chúa”. Thiên Chúa là Đấng thiêng
liêng! Ngồi bên hữu ai, là ngang hàng với người ấy. Đức Yêsu Phục Sinh được
siêu tôn trên tất cả, để được ngồi bên hữu Thiên Chúa.
b. Đức Yêsu là Thiên Chúa
Khi Đức Yêsu Nazarét còn sống, Ngài
đã được coi là một tiên tri, là đấng Thiên Sai[41],
là con Thiên Chúa[42];
còn với biến cố phục sinh, các tông đồ đã nhận ra Đức Yêsu là Con Thiên Chúa,
là Thiên Chúa.
i. Đức Yêsu là tiên tri
Đức Yêsu bắt đầu sứ mạng của Ngài
với cách thức của một tiên tri. Như Yona rao giảng thống hối, và như Yoan tẩy
giả, Đức Yêsu bắt đầu rao giảng: “hãy thống hối và tin vào tin mừng, vì Nước
Trời đã gần đến” (Mc.1, 14-15; Mt. 4, 17).
Trong hội đường tại Nazarét, Đức
Yêsu đã dùng bản văn trong sách đệ nhị Ysaya nói về vị thiên sai tiên tri để áp
dụng cho chính mình: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, Ngài đã sai tôi đi rao
giảng tin mừng cho người nghèo khó” (Lc.4, 18-19 cf. Ys. 61, 1 tt). Dân thành
Naim, sau khi thấy Đức Yêsu làm cho con trai bà góa sống lại, đã đồng thanh nói
“một tiên tri cao cả đã xuất hiện giữa chúng ta” (Lc.7, 16). Các tông đồ cũng
xác nhận sự kiện dân chúng cho rằng Đức Yêsu là một tiên tri (Mt. 16, 14). Biệt
phái và tư tế không dám bắt Ngài khi Ngài đang rao giảng, vì dân chúng coi Ngài
là một tiên tri (Mt. 21, 46). Hai môn đệ Emmau cho rằng Đức Yêsu là vị tiên tri
quyền năng trong lời nói và hành động (Lc. 24, 19). Dân chúng cũng cho rằng Đức
Yêsu là vị tiên tri phải đến mà mọi người đợi trông (Mt. 21, 10-11 cf. Đnl. 18,
18).
Tuy Đức Yêsu không tự nhận mình là
một tiên tri, nhưng Ngài tiên đoán số phận của Ngài là số phận của một tiên
tri: bị khinh khi nơi quê hương xứ sở (Mt. 13, 57) và bị chết ở Yêrusalem (Lc.
13, 33).
Xét như người mặc khải, Ngài lớn hơn
Yona (Mt. 12, 40), lớn hơn Môsê và Êlia (cf. Mc. 9, 2-10; Mt. 17, 1-13; Lc. 9,
28-36), lớn hơn David (Mc. 12, 35-37 và //), và lớn hơn Yoan tiền hô[43]
(Lc. 7, 18-23 và //). Đức Yêsu là Đấng kiện toàn lề luật và các tiên tri (Mt.
5, 17); Ngài không nói “Yahweh phán...” như các tiên tri đã thường nói, nhưng
Ngài lại nói: “còn ta, Ta bảo các ngươi” (Mt. 5, 22. 28. 32); “Ngài giảng dạy
như một Đấng có uy quyền” (Mc.1, 27).
ii. Đức Yêsu là Kitô
Kitô (CristoV) hay Massiah[44],
có nghĩa là “được xức dầu”. Trong truyền thống Do Thái, người “được xức dầu”
là:
·
vua, được Thiên Chúa trao
ban sứ mạng (1S. 10, 1tt; 16, 1tt; 1V. 1, 39; 2V. 9, 6; 11, 12),
·
thượng tế (Xh. 29, 7.
29; Lv. 4, 3. 5. 16; 8, 12 cf. Za. 4, 14) hoặc các tư tế (Xh. 30, 30; 28, 41;
40, 15; Lv. 7, 36; 10, 7; Ds. 3, 3),
·
các tiên tri (Ys. 61,
1tt).
Các
vị vua thường được các tư tế hay tiên tri xức dầu (cf. 1S. 16, 13; 1V. 1, 39;
2V. 9, 6). Aharon và các con ông, được Môsê xức dầu tấn phong làm tư tế (Xh.
30, 30). Các tiên tri, những người của Thần Khí (Hos. 9, 7), nên việc xức dầu
của tiên tri cũng là việc của Thần Khí (Ys. 61, 1tt).
Thời đức Yêsu, người Do Thái sống
dưới ách đô hộ của người Roma, nên họ vẫn mong Thiên Chúa sai Đấng Thiên Sai
Vua tới để giải phóng họ khỏi ách thống trị của người Roma. Niềm khao khát mong
muốn có Đấng Thiên Sai Vua rất mạnh đối với người Do Thái trong thời điểm này.
Điều này có thể được thấy qua việc Yoan tẩy giả sai người thỉnh vấn xem Đức
Yêsu có phải là Đấng phải đến không (Lc. 7, 19-20), và qua biến cố dân chúng
muốn tôn đức Yêsu làm vua sau khi Ngài làm phép lạ hóa bánh ra nhiều (Ga. 6,
15).
Các tông đồ cũng cho rằng Đức Yêsu
là Kitô[45].
Đức Yêsu chấp nhận đúng là như vậy, nhưng Ngài không muốn cho dân chúng biết
(Mt. 16, 20), vì họ thường hiểu Kitô theo nghĩa Kitô Vua chính trị, Đấng đến để
giải phóng họ khỏi bị người Roma đô hộ.
Dân chúng khi rước đức Yêsu vào
thành Yêrusalem long trọng, là tiếp đón Ngài như một vị vua thiên sai (Mt. 21,
1-11). Ngài ngồi trên lưng lừa, theo như tiên tri Zacharia loan báo (Zac. 9,
9), để khẳng định tính vua thiên sai của Ngài, nhưng không như người ta mong
đợi. Trước tòa Philatô, chính đức Yêsu đã nhận “tôi là vua, chính vì lẽ này mà
tôi sinh ra... nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga. 18, 37. 36).
Đức Yêsu là Kitô, là Đấng Thiên Sai,
là Đấng Giải Phóng; Ngài đến không phải để giải phóng con người khỏi ách nô lệ
chính trị, nhưng để giải phóng con người khỏi tội, khỏi làm nô lệ ma quỷ; Ngài
là vua, nhưng là vua trong lòng mọi người.
iii. Đức Yêsu là Thiên
Chúa
Với biến cố phục sinh của Đức Yêsu,
các tông đồ có cái nhìn mới về Đức Yêsu. Trước các ngài thấy Đức Yêsu là một
tiên tri, là đấng Kitô; nhưng với biến cố Đức Yêsu Phục Sinh, và những lần tiếp
xúc với Ngài sau khi Ngài phục sinh, các tông đồ còn thấy cái gì hơn nữa. Các
tông đồ đã nhớ lại những lời nói của Ngài, những việc Ngài đã làm, và đã nhận
ra Ngài là Con Thiên Chúa theo nghĩa rất đặc biệt.
Từ ngữ “một Thiên Chúa ba ngôi vị”
cũng như từ ngữ “Đức Yêsu đồng bản tính với Thiên Chúa”, là những phạm trù thần
học có sau này; nhưng nội dung đức tin “Đức Yêsu là Thiên Chúa”, đã có nơi các
tông đồ với kinh nghiệm gặp gỡ Đức Yêsu Phục Sinh.
Chỉ có một mình Thiên Chúa có thể
tha tội; thế mà Đức Yêsu đã tha tội! Đức Yêsu phạm thượng hay Đức Yêsu là Thiên
Chúa? Khi chữa lành người bất toại, Đức Yêsu nói “tội lỗi của con đã được tha”
(Mc. 2, 5); và khi bị phản đối, Ngài nói “để các ông biết con người có quyền
tha tội dưới đất- Ngài nói với người bất toại- Ta bảo ngươi, hãy chỗi dậy vác
chõng mà về nhà” (Mc. 2, 9-11). Nếu Đức Yêsu phạm thượng, chắc chắn Ngài không
thể làm phép lạ chữa lành người bất toại được. Đây cũng là lý luận của người mù
từ thuở mới sinh (Ga. 9, 1tt); anh ta đã trả lời tương tự như thế khi người
biệt phái và ký lục muốn anh ta nói rằng Đức Yêsu là người tội lỗi: “Điều này
quả cũng lạ! Các ông lại không biết ông ấy tự đâu ra! ông ấy đã mở mắt cho tôi!
chúng tôi biết Thiên Chúa không nhậm lời những hạng tội lỗi, nhưng ai thờ Chúa
và làm theo ý Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy. Không đời nào thiên hạ đã nghe
ai mở mắt đứa mù từ thuở mới sinh. Nếu ông ấy không bởi Thiên Chúa mà đến, thì
đã chẳng làm được gì” (Ga. 9, 30-33).
Đức Yêsu, khi sinh thời, Ngài đã
nói: “Ta và Cha là một”. “Người Do Thái lại vác đá ném Ngài vì... một lời phạm
thượng! ông là người phàm mà dám cho mình là Thiên Chúa” (Ga. 10, 30. 31. 33).
Khi thẩm vấn Đức Yêsu trước công
nghị Do Thái, vị Thượng Tế hỏi Đức Yêsu: “Ông là Đức Kitô Con Đấng đáng chúc
tụng ư? Đức Yêsu đáp lại: Chính là tôi! và các ông sẽ thấy Con Người ngự bên
hữu quyền năng và đến với mây trời. Thượng tế mới xé toạc phẩm phục của mình ra
và nói: Nào còn cần gì đến nhân chứng nữa! Các người vừa nghe lời phạm thượng!
Các ngài thấy sao? Họ đều quyết nghị Ngài can án chết” (Mc. 14, 61-64).
“Con người ngự bên hữu quyền năng”,
đây là lời nói cho thấy Đức Yêsu ý thức thân phận mình, cao hơn mọi tạo vật,
ngang hàng với Thiên Chúa quyền năng. Chính vì vậy mà các người trong công nghị
mới cho rằng Đức Yêsu phạm thượng, và đáng bị kết án tử hình.
Với biến cố Đức Yêsu Phục Sinh, lời
Đức Yêsu đã nói khi sinh thời được bảo đảm là lời chân thực, được Thiên Chúa
bảo đảm. Vì nếu Ngài nói lời gian dối, thì Thiên Chúa đã chẳng phục sinh Ngài
từ cõi chết; chính biến cố tử nạn và phục sinh của Đức Yêsu, làm các tông đồ
nhận ra rằng, Đức Yêsu là Kitô, là Chúa, là Đấng ngự bên hữu Thiên Chúa, là Con
Thiên Chúa theo nghĩa rất đặc biệt (tử hệ thần linh), là Thiên Chúa.
iv. Đức Yêsu là Con Thiên
Chúa
Tước hiệu “con Thiên Chúa” đã được
dùng nhiều trong Cựu Ước. Nó không thiết yếu diễn tả tử hệ bản tính (nguồn gốc
thần linh của người hay ngôi vị được gọi); nó có thể chỉ là tử hệ thừa nhận, là
kết quả của việc tuyển chọn của Thiên Chúa đối với tạo vật trong một tương quan
đặc biệt. Trong nghĩa này, tước hiệu “con Thiên Chúa” đã được gán cho các thiên
thần (Job. 1, 6; Đnl. 32, 8), cho dân được tuyển chọn (Xh. 4, 22; Kng.18, 13;
Đnl. 1, 31; 7, 6), cho các người Israel và những người công chính (Đnl. 14, 1;
Hos. 2, 1 cf. Mt. 5, 9. 45), cho các vị thủ lãnh (Tv. 82, 6), cho vị vua thiên
sai (1 Ks. 17, 13; Tv. 2, 7; 89, 27).
Như vậy, tước hiệu này không hàm
chứa người được gọi mang thần tính. Trường hợp Đức Yêsu được gọi là “con Thiên
Chúa”, cũng được hiểu như vậy. Không thể đòi hỏi từ ngữ “con Thiên Chúa” mà
Satan gọi Đức Yêsu (Mt. 4, 3. 6), hay các thần ô uế (Mc. 3, 11; 5,7; Lc. 4,
41), hay của viên bách quản (Mc. 15, 39; Lc. 23, 47), hàm chứa chỉ Đức Yêsu là
Con Thiên Chúa theo bản tính. Và câu hỏi của thượng tế trước tòa công nghị (Mt.
26, 3), cũng không vượt qua ý nghĩa thiên sai.
Tuy vậy, tước hiệu “con Thiên Chúa”
có thể được hiểu theo một nghĩa rất đặc biệt, như tử hệ theo bản chất. Đức Yêsu
trong dụ ngôn những người làm vườn nho giết người, đã tự nhận mình như người
con thừa tự duy nhất (Mc. 12, 6; Mt.
21, 37); Đức Yêsu có Thiên Chúa là Cha cách rất đặc biệt (Ga. 20, 17; Mt. 7,
21; 10, 32-33; 11, 27; 12, 50); Ngài là con cưng, con chí ái (Mc. 1, 11 và //;
Mt. 3,17; 17, 5); Ngài là người con duy nhất có chỗ đứng đặc biệt và có trách
nhiệm đặc biệt: “không ai biết Con trừ ra Cha, và không ai biết Cha trừ Con và
những người Con muốn mặc khải cho” (Mt. 11, 25-27). Động từ ginoskein và epiginoskein chỉ sự biết bằng kinh nghiệm và bằng đời sống thân
thiết. Những lời trên, cộng thêm với những lời khác về phẩm tính thiên sai thần
linh của Ngài, và tất cả được xác chuẩn bởi biến cố phục sinh, làm cho từ ngữ
“con Thiên Chúa” nơi Đức Yêsu mang ý nghĩa chỉ tử hệ theo bản tính thần linh[46].
Chỉ với ánh sáng của biến cố phục
sinh, các tông đồ mới nhận ra ý nghĩa thâm sâu của tước hiệu “Con Thiên Chúa”
nơi Đức Yêsu.
c. Đức Yêsu- Đấng mặc khải
Vì
là Lời nhập thể, Đức Yêsu đã mặc khải Thiên Chúa cách tuyệt vời. Không có Đức
Yêsu, con người không thể biết Thiên Chúa là Ba Ngôi Vị.
i. Chúa Cha
Với ánh sáng phục sinh, tông đồ Yoan
đã nhớ lại lời Đức Yêsu đã nói với Nicôđêmô vào ban đêm: “Thiên Chúa đã yêu mến
thế gian, đến đỗi đã ban Con Một của Ngài, ngỏ hầu mọi kẻ tin vào Ngài thì
không phải hư đi, nhưng được sự sống đời đời” (Ga. 3, 16).
Trong lời cầu nguyện trước khi chịu
khổ hình, Đức Yêsu đã nói: “sự sống đời đời là chúng nhận biết Cha, Thiên Chúa
đích thực và độc nhất, và Đấng Cha sai đến, Yêsu Kitô” (Ga. 17, 3).
Đức Yêsu là Lời Thiên Chúa cứu độ
con người. Ngài mặc khải Cha: “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (Ga. 14, 9), “Không ai
biết Cha trừ Con và những người Con muốn mặc khải cho” (Mt. 11, 25-27; Ga. 14,
6-7). Con người biết gì về Thiên Chúa, là biết qua đức Yêsu Kitô, và biết trong
Đức Yêsu Kitô. Không có tri thức đích thực về Thiên Chúa nếu không qua Lời
Thiên Chúa, và cụ thể là qua Đức Yêsu Kitô. Biết Thiên Chúa, là biết Ngài yêu
thương con người vô cùng.
ii. Thánh Thần
Đức Yêsu đã mặc khải Thánh Thần.
Ngài nói về Thần Khí như một ngôi vị: “Và ai có nói lời nghịch đến Con Người,
điều đó có thể tha thứ được cho người ấy; nhưng nếu ai nói nghịch đến Thánh
Thần, điều ấy sẽ không tha thứ cho người đó, đời này cũng như đời sau” (Mt. 12,
32).
Theo tin mừng Yoan, Đức Yêsu cho
thấy chân tướng của Thánh Thần. Thánh Thần đến từ Cha, Ngài được gọi là Đấng
Bầu Chữa khác (Ga. 14, 16). Đấng Bầu Chữa, là Thần Khí Sự Thật, là quà tặng
Thiên Chúa ban cho con người, cũng như Con Một của Thiên Chúa cũng được ban
tặng con người (Ga. 14, 16; 3, 16), để ở với con người luôn mãi. Thánh Thần,
Đấng Bầu Chữa, được Cha sai đến nhân danh Đức Yêsu, với sứ mạng dạy và nhắc
nhớ: “Đấng Bầu Chữa, Thánh Thần Cha sẽ sai nhân danh Ta, Ngài sẽ dạy các ngươi
mọi sự, và sẽ nhắc lại cho các ngươi mọi điều chính Ta đã nói” (Ga. 14, 26).
Thánh Thần, được Đức Yêsu gởi tới,
để làm chứng cho Đức Yêsu:
“Đấng
Bầu chữa, khi Ngài đến, Ngài mà Ta sẽ từ nơi Cha gởi đến, Thần Khí Sự Thật,
Đấng tự Cha mà xuất ra, Ngài sẽ làm chứng về Ta” (Ga. 15, 26);
“Còn
nếu Ta đi, Ta sẽ sai Ngài đến cùng các ngươi” (Ga. 16, 7);
sứ
mạng của Thánh Thần là “biện bác thế gian về tội, về sự công chính, về án xử”
(Ga. 16, 8).
“Ngài
sẽ dẫn các ngươi vào tất cả sự thật... Ngài sẽ làm Ta được vinh hiển... Ngài sẽ
lấy của Ta mà thông báo cho các ngươi” (Ga. 16, 13.14).
Thánh Thần có cùng nguồn gốc với Đức
Yêsu, cùng được Cha sai (Ga. 14, 26; 17, 3). Cả hai cùng được trao ban sứ mạng.
Đức Yêsu luôn lấy ý Cha làm ý mình, làm của ăn, và Ngài chu toàn công việc Cha
giao phó (Mt. 26, 39 //; Mc. 14, 36; Ga. 4, 34; Ga. 17, 4). Thánh Thần được sai
đến để ở với con người, để làm chứng cho Đức Yêsu (Ga. 14, 16; 15, 26).
Sau biến cố phục sinh, Đức Yêsu Phục
Sinh đã ban Thánh Thần cho các tông đồ (Ga. 20, 22), và khi tới thời đã định,
Thánh Thần tỏ hiện quyền năng của Người trong ngày lễ Ngũ Tuần (Cv. 2, 1tt).
iii. Hội Thánh tiếp tục
công trình của Ngài
Thiên Chúa là Đấng yêu mến thế gian,
yêu mến con người đến cùng cực, Ngài muốn con người được sống đời đời. Chính để
cứu độ con người, mà ngôi Lời đã nhập thể làm người, và để tiếp tục công trình
cứu độ, Ngài đã thiết lập Hội Thánh và Thánh Thần của Ngài vẫn luôn hoạt động
nơi Hội Thánh trên trần gian. Đức Yêsu đã
tuyển chọn nhóm mười hai, để họ ở với Ngài và để Ngài sai đi rao giảng (Mc.
3,14). Giữa nhóm mười hai này, Phêrô được chọn như người đại diện: “Còn tôi,
tôi bảo ông: ông là Đá (Phêrô) và trên đá ấy tôi sẽ xây Hội Thánh của tôi, và
cửa âm phủ sẽ không thắng được. Tôi sẽ trao cho ông chìa khóa Nước Trời” (Mt.
16, 18-19).
Simon Phêrô cũng được Đức Yêsu trao
nhiệm vụ củng cố đức tin của anh em mình: “Simon, Simon, này Satan đã đòi được
các ông, để quày cho một trận như sàng lúa, nhưng tôi đã cầu xin cho ông, để
lòng tin của ông không bị sờn núng. Phần ông, khi trở lại rồi thì lo cho anh em
ông được vững mạnh” (Lc. 22, 31-32); và hơn nữa, Phêrô còn được trao trọng
trách chăn cả chiên con lẫn chiên mẹ (Ga. 21, 15. 16.17).
Về phần các tông đồ, Đức Yêsu nói:
“Các ông là những người hằng bền đỗ ở với tôi giữa các cơn thử thách tôi phải
chịu; và tôi cho các ông thông chia quyền Nước tôi, như Cha tôi đã thông ban
cho tôi, các ông sẽ được ăn uống nơi bàn tiệc tôi, trong Nước của tôi, và các
ông sẽ được ngự trên ngai mà đoán xét mười hai chi tộc Israel” (Lc. 22, 28-30).
Sứ mạng của các tông đồ cũng được
Đức Yêsu lập lại rõ ràng sau khi Ngài phục sinh: “Cũng như Cha đã sai Ta, Ta
cũng sai các ngươi” (Ga. 20, 21). Theo tin mừng Matthêu, lần cuối cùng hiện ra
với các tông đồ, Đức Yêsu cũng nói: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được
trao ban cho Ta. Vậy các ngươi hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thanh tẩy
chúng, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy chúng giữ hết mọi điều Ta đã
truyền cho các ngươi” (Mt. 28, 18-20).
Theo tin mừng Yoan, trong những lời
tâm huyết cuối cùng, Đức Yêsu đã nói về Đấng Bầu chữa, Thánh Thần sự thật. Đức
Yêsu hứa sẽ sai Đấng Bầu Chữa đến khi Ngài ở bên Cha, và Thần Khí sự thật sẽ
làm chứng cho Ngài (Ga. 15, 26). Đức Yêsu còn nói thêm: “Và các ngươi cũng sẽ
làm chứng, vì từ ban đầu các ngươi hằng ở với Ta” (Ga. 15, 27).
Chỉ với biến cố Thánh Thần tỏ hiện
trong ngày lễ Ngũ Tuần, các tông đồ và đại diện là Phêrô, mới can đảm đứng lên
rao giảng làm chứng cho Đức Yêsu Phục Sinh (Cv. 2, 1tt). Phải chăng nếu Thánh
Thần không được ban cho các tông đồ, các tông đồ đã không đủ can đảm và khôn
ngoan làm chứng cho Đức Yêsu Phục Sinh; cũng có thể nói: chính Thánh Thần đã
làm chứng về Đức Yêsu Phục sinh qua các tông đồ, qua những người kế vị các
Ngài, và qua những kẻ tin vào Đức Yêsu Phục Sinh. Chính các tông đồ là những
người ý thức về sứ mạng làm chứng của Thánh Thần ngang qua các ngài, nên Phêrô
đã nói: “và chúng tôi đây xin làm chứng về các điều ấy cùng với Thánh
Thần...(Cv. 5, 32)”.
Lịch sử Hội Thánh, là lịch sử Thánh
Thần hoạt động trong Hội Thánh nơi mỗi kẻ tin. Sách Công Vụ Tông Đồ cho thấy
những tác động của Thánh Thần:
·
Chính Thần Khí tác động
khiến các tông đồ rao giảng làm chứng cho Đức Yêsu Phục Sinh, cũng chính Thần
Khí sai Barnaba và Saolô đi rao giảng (Cv. 13, 2. 4).
·
“Không ai có thể nói:
Yêsu là Chúa, mà lại không bởi sức Thánh Thần” (1Cor. 12, 3).
Thiên Chúa đã làm tất cả cho con
người! Điều con người ngày xưa ao ước như sống lâu, tồn tại qua con cháu, hạnh
phúc như sung túc về của cải và có đất sinh nhai[47],
thì ngày nay, tất cả những điều đó được hoàn tất nơi Đức Yêsu như bảo đảm để
được sống đời đời, được sống hạnh phúc vì có Thiên Chúa làm gia nghiệp, có Nước
Trời là sở hữu vĩnh cửu (x. Mt. 5, 2. 4). Có Thiên Chúa là có tất cả, tin vào
Thiên Chúa và tin vào Đức Yêsu Kitô là được sự sống đời đời, là được chính
Thiên Chúa là gia nghiệp.
Được yêu thương như vậy, con người
phải có thái độ sống tương hợp: tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng yêu thương
(Mt. 6, 25-34). Tâm tình phải có đối với Thiên Chúa là tâm tình cha con, tâm
tình của những người được yêu (Mt. 6, 5-15 và //). Thái độ đối với anh em: phải
yêu thương nhau như Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta (Mt. 5, 38-48), đừng thù
hận, hãy ăn chay và bố thí (Mt. 6, 1-4; 6, 16-21), đừng xét đoán (Mt. 7, 1-5).
Thái độ đối với của cải: xem nó chỉ là phương tiện, không được coi tiền của như
ông chủ (Mt. 6, 24. 19-21).
Niềm tin của Phaolôâ là niềm tin của
các kitô hữu sơ khai, và cũng là niềm tin của các tông đồ.
“Hỡi anh em, tôi xin nhắc lại cho
anh em Tin Mừng tôi đã rao giảng cho anh em... Vì tiên vàn mọi sự, tôi đã truyền cho anh em điều mà chính tôi đã chịu lấy: là đức Kitô đã chịu chết vì
tội lỗi chúng ta, theo lời Kinh Thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã hiện
ra cho Kêpha, đoạn cho nhóm mười hai... Vậy dù là tôi hay là họ, chúng tôi rao
giảng như thế, và cũng như thế mà anh em đã tin” (1 Cor. 15, 1-5.11).
a. Đức Yêsu
Phaolô rao giảng đức Kitô đã chết,
sống lại, và là Thiên Chúa. Đức Yêsu Kitô là người duy nhất mà mọi sự phải được
quy chiếu về. Nơi Đức Kitô Yêsu, không có chia rẽ hay hiềm khích. Những
hiềmkhích hay chia rẽ nếu có, là tại con người, do người ta chưa lấy Đức Kitô
Yêsu là trung tâm cuộc sống của mình! “Một khi người ta nói: tôi, tôi về phe
Phaolô; còn kẻ khác: tôi, tôi về phe Apôlô. Vậy thì Apollo là gì? Phaolô là gì?
Vì nền móng thì không ai có thể đặt cái khác, ngoài nền móng đã đặt rồi, tức là
Đức Yêsu Kitô” (1 Cor. 3, 4. 5.11). “Tôi muốn nói là anh em mỗi người, ai cũng
phân phô: tôi về phe Phaolô; tôi, tôi về phe Apollo; còn tôi, tôi về phe Kêpha;
và tôi, tôi về phe Đức Kitô! Đức Kitô bị phân mảnh rồi sao? phải chăng Phaolô
đã đóng đinh thập giá vì anh em? hay anh em đã được thanh tẩy nhân danh Phaolô?
(1 Cor. 1,11-12).
Đức Yêsu Kitô là mối lợi tuyệt vời.
Đức Yêsu Kitô là trung tâm cuộc đời của Phaolôâ, là cái gì quý nhất Phaolô biết
được và ước ao: “tôi còn coi mọi sự hết thảy là thua lỗ bất lợi cả, vì cái lợi tuyệt vời là được biết đức Kitô
Yêsu, Chúa tôi. Vì Ngài, tôi đành thua lỗ mọi sự, và coi là phân bón cả, để lợi
được đức Kitô, và được thuộc về Ngài” (Phil. 3, 8-9).
Đức Yêsu Kitô là sự khôn ngoan. Với
những ai được kêu gọi thì đức Kitô là quyền năng và là sự khôn ngoan của Thiên
Chúa; chính do tự Người (Thiên Chúa) mà anh em được có trong đức Kitô Yêsu,
Đấng do bởi Thiên Chúa đã nên sự khôn ngoan cho chúng ta, sự công chính, sự cứu
chuộc và thánh thiện ((1 Cor. 1, 24. 30).
Đức Yêsu Kitô là hình ảnh của Thiên
Chúa (Col. 1, 15; 2 Cor. 4, 4), nhờ Ngài mà mọi vật được tạo thành (Col. 1,
15-17; 1 Cor. 8, 6; Dth. 1, 3); Đức Yêsu Kitô là Đấng cứu độ con người[48].
Cứu độ con người khỏi tình trạng khốn nạn[49].
Ngài là phương xá tội chúng ta (Rm. 3, 25), nghĩa là chúng ta được cứu nhờ tin
vào danh Đức Yêsu Kitô, chứ không phải nhờ vào việc giữ lề luật, vì lề luật
không có sức cứu độ con người!
Đức Yêsu Kitô là nguồn mối chúc lành
của chúng ta.
Eph.
1, 3-14: “Chúc tụng Thiên Chúa là Cha của Chúa chúng ta Đức Yêsu Kitô, Đấng đã
chúc lành cho ta với tất cả những gì là chúc lành của Thần Khí, ở trên trời
trong Đức Kitô... Người đã chọn ta trong Ngài...Người đã tiền định cho ta được
phúc làm con, nhờ Đức Yêsu Kitô và vì Ngài...Trong Ngài ta được ơn cứu
chuộc...Trong Ngài, chúng tôi cũng đã được hưởng phần dành cho chúng
tôi...Trong Ngài, cả anh em nữa...”. Nhờ Đức Yêsu và trong Đức Yêsu Kitô, chúng
ta được Thiên Chúa ban cho tất cả.
Đức Yêsu Kitô là mầu nhiệm được ẩn
dấu từ muôn thuở, nay được tỏ hiện: “Và quả là lớn lao thật, mầu nhiệm của chân đạo đã hiển hiện
trong xác thịt, chứng thực nhờ Thần Khí, bày tỏ cho thiên thần, loan báo giữa
muôn dân, tin kính trong hoàn vũ, siêu thăng chốn vinh quang” (1Tm. 3, 16).
“... mà tôi đã trở thành người phục vụ mầu nhiệm đã giữ kín từ muôn thuở, muôn
thế hệ, nhưng nay đã được bày tỏ cho các thánh của Người, những kẻ đã được Thiên
Chúa muốn thông báo cho biết là gì lường phong phú vinh quang của mầu nhiệm ấy
nơi dân ngoại, tức là Đức Kitô trong anh em, mối hy vọng vinh quang” (Col. 1,
26-27).“... nghĩa là được hiểu biết mầu nhiệm của Thiên Chúa, tức là đức Kitô,
trong Ngài có ẩn chứa hết thảy mọi kho tàng khôn ngoan thông thái” (Col. 2,
2-3).
Theo Phaolô, Đức Yêsu Kitô là mặc
khải lớn nhất, cao quý nhất: “Mầu nhiệm đã được ẩn dấu từ muôn đời nay được mặc
khải” (Rm. 16, 25-27). Đức Yêsu Kitô không chỉ là người đã chết vì tội của chúng
ta, được Thiên Chúa phục sinh từ cõi chết, mà Ngài là mầu nhiệm Thiên Chúa dấu
kín từ muôn thuở nay bày tỏ cho các thánh của Người, Ngài là Chúa trên hết các
Chúa, là chính Thiên Chúa.
Đức Yêsu là Thiên Chúa, đây là tột
đỉnh của mặc khải. Điều này hàm chứa trong nhiều bản văn của Phaolô. Đức Kitô
được gọi là Con Thiên Chúa[50],
Con (riêng) (Rm.8, 3. 32), Con của tình yêu, Con chí ái (Col.1, 13).
Trong bản văn “Ai biết được tư tưởng
của Chúa để dạy Ngài[51]?
còn chúng tôi, chúng tôi có tư tưởng của Đức Kitô” (1Cor.2, 16), Phaolô đặt
sóng đôi giữa Chúa Yahweh[52]
và đức Kitô. Điều này hàm chứa, theo Phaolô, đức Kitô có thần tính như Yahweh.
Nơi bản văn Rm. 9, 5 “... và do tự
họ, Đức Kitô về phần xác, Đấng vượt trên mọi sự, Thiên Chúa đáng chúc tụng cho
đến muôn đời”, có một số nhà chú giải cho rằng câu “Thiên Chúa đáng chúc tụng
cho đến muôn đời” không gán cho Đức Kitô, nhưng là chúc tụng Thiên Chúa Yahweh;
nhưng nếu xét kỹ văn mạch, người ta thấy lời chúc tụng này hướng về đức Kitô
chứ không về Yahweh.
Phaolô ít dùng từ ngữ Thiên Chúa để
chỉ Đức Yêsu, sở dĩ vậy vì Ngài muốn dùng chữ Thiên Chúa (QeoV) để chỉ Cha (Rm. 15, 6); hơn nữa Phaolô luôn nghĩ
đến đức Kitô lịch sử “Thiên Chúa làm người” (Phil. 2, 5tt; Col. 1, 15) nên đức Kitô
được diễn tả như suy phục Chúa Cha (1 Cor. 3, 23; 11, 3) trong công trình tạo
dựng (1 Cor. 8, 6), cũng như trong việc tái tạo cánh chung (1Cor. 15, 27tt).
Lời tôn vinh Phil. 2, 6-11 cho thấy:
·
“Ngài, phận là phận của
một vì Thiên Chúa (morfh Qeou).
·
Thiên Chúa đã siêu tôn
Ngài, và ban cho Ngài Danh Hiệu vượt qua mọi danh hiệu, hầu trước danh hiệu của
Đức Yêsu, mọi gối đều phải quì xuống bái lạy, nơi trời cao... và mọi miệng lưỡi
phải xưng hô: YÊSU KITÔ LÀ CHÚA (cc. 9-11). Trong bản dịch LXX của cựu ước,
Thiên Chúa Yahweh được gọi là Chúa (KurioV). Như vậy, khi thánh Phaolô gọi Đức Yêsu Kitô là
Chúa (KurioV), phải chăng Phaolô muốn nói Đức Yêsu Kitô ngang
hàng với Thiên Chúa? Trước danh hiệu của Đức Yêsu Kitô, mọi đầu gối phải quỳ
xuống bái lạy, không chỉ trên địa cầu nhưng cả chốn hoàng thiên và dưới gầm
đất! Chỉ có danh Yahweh, thì mọi gối mới phải quỳ gối để tung hô thôi!
b. Con người
“Điều tôi muốn tôi không làm, còn
điều tôi không muốn tôi lại làm” (Rm.7,19). “Ai cứu tôi khỏi tình trạng khốn
nạn này” (Rm.7, 24). Thiên Chúa Cha cứu độ con người nhờ Đức Yêsu và Thánh Thần
của Ngài.
i. Được Thiên Chúa cứu độ
Thiên Chúa là Cha của Đức Yêsu Kitô[53].
Nếu đối với các tiên tri, Thiên Chúa
là Đấng đã giải phóng dân Israel ra khỏi Aicập, đã ký giao ước cùng ban lề luật
cho dân Dothái trên núi Sinai; thì đối với Phaolô, Thiên Chúa là Đấng đã phục
sinh Đức Yêsu Kitô Con Ngài từ trong kẻ chết[54].
Thiên Chúa là Đấng đã phục sinh Đức
Yêsu Con Ngài từ trong kẻ chết, và Ngài cũng sẽ phục sinh chúng ta[55].
Thiên Chúa, theo Phaolô, cũng chính
là Thiên Chúa cứu độ. Ngài cứu độ con người qua chính Đức Yêsu Kitô là Con của
Ngài, và hoàn tất chương trình cứu độ nhờ Đức Yêsu Kitô, Đấng mà Ngài thâu tóm
vạn sự vạn vật (Eph.1, 3-14).
ii. Được Thánh Thần trợ
giúp
Một trong những điểm chính về mặc
khải trong tư tưởng Phaolô, là Thánh Thần. Từ ngữ Thánh Thần hoặc Thánh Linh,
hoặc Thần Khí thánh, được dịch từ chữ Hylạp Pneuma agion; còn từ ngữ Thần Khí, được dịch từ chữ Pneuma.
Thần Khí của Con đã được gởi tới
trong lòng chúng ta bởi Thiên Chúa, để chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha,
Abba (Gal.4, 6). Thần Khí của Đức Yêsu làm chúng ta thuộc về Ngài, nếu chúng ta
không có Thần Khí của Đức Yêsu, chúng ta không thuộc về Ngài (Rm.8, 11). Thần
Khí của Con được ban trong lòng chúng ta; Thần Khí của Thiên Chúa cũng ở trong
chúng ta (Rm.8, 9. 11; 1Cor. 3, 16). Thần Khí của Thiên Chúa làm cho chúng ta
thành con Thiên Chúa (Rm. 8, 11)[56].
Thần Khí đỡ đần sự yếu đuối của
chúng ta, cầu khẩn cho chúng ta (Rm. 8, 26tt), giúp chúng ta biết những gì ở
nơi Thiên Chúa (1Cor. 1, 11), giúp chúng ta tuyên xưng Đức Yêsu là Chúa (1 Cor.
12, 3). Thần Khí công chính hóa chúng ta (1Cor. 6, 11), làm chúng ta trở nên
những người tự do đích thực (2 Cor. 3, 17).
Thần Khí là thực tại bao phủ tất cả
đời sống của kitô hữu, những người thuộc về Đức Kitô và Thiên Chúa.
Tư tưởng của Phaolô lấy
Đức Yêsu Kitô làm trục. Chính nhờ Đức Yêsu Kitô mà chúng ta hiểu biết hơn về
Thiên Chúa, Đấng đã giải phóng dân Do Thái ra khỏi Ai cập và ký kết giao ước
với dân trên núi Sinai, Đấng nói với dân qua môi miệng tiên tri và soi sáng mỗi
người bằng sự khôn ngoan, và bây giờ Ngài giải phóng con người khỏi tội và khỏi
nô lệ ma quỷ nhờ Con Ngài là Đức Yêsu Kitô. Cũng chính nhờ Đức Yêsu Kitô mà
chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha. Chính nhờ Đức Yêsu Kitô mà Thánh Thần đã
được ban cho mỗi người, làm mỗi người tự do đích thực, và chắc chắn rằng mình
đã được và sẽ được cứu độ.
Đức Yêsu là tất cả đối với Phaolôâ,
và cũng là tất cả của mỗi người chúng ta. Không có Đức Yêsu Kitô, những hiểu
biết của chúng ta không trọn vẹn, và chúng ta cũng không được cứu độ.
Có người cho rằng tin mừng Yoan và
các thư Yoan không là những tác phẩm của thánh Yoan tông đồ, nhưng đúng hơn là
của các môn đệ thánh nhân. Dù sao chăng nữa, tin mừng theo Yoan và các thư mang
tên Yoan đều chịu ảnh hưởng rất nhiều của thánh nhân, đến độ người ta có thể
nói thánh Yoan là tác giả.
Tin Mừng Yoan và các thư mang tên
Ngài là những tác phẩm phản ánh đức tin của Giáo Hội sơ khai, nó có thể được
coi là những tác phẩm của Hội Thánh tiên khởi. Hơn nữa, tin mừng và những thư
này, vì được soạn thảo sau tin mừng nhất lãm và các thư Phaolô, cũng như nhờ
những suy tư và đời sống thiết thân với Thiên Chúa, với Đức Yêsu Phục Sinh, nên
tin mừng và những thư mang tên Yoan mang nhiều ý nghĩa thần học sâu xa. Nói như
vậy không muốn nói rằng tin mừng Yoan không có nhiều sử tính. Với những khám
phá hiện đại, người ta thấy tin mừng Yoan có rất nhiều sử tính, đến độ không
kém tin mừng Marcô.
Lời đã thành xác phàm và ở giữa
chúng tôi (Ga. 1, 14). Có thể coi đây là tột điểm của mặc khải bằng lời.
Phần đông các nhà chú giải đều cho
rằng, lời khởi đầu “Ga. 1, 1-18” là kết quả suy tư lâu dài và chịu ảnh hưởng
quan niệm “lời” trong Dothái giáo, đặc biệt văn chương tiên tri, và cả văn
chương Hy lạp nữa. Nơi Ga. 1, 1-18, đã thấy những chủ đề sẽ được khai triển
trong tin mừng Yoan, chẳng hạn:
Đức
Yêsu Kitô là sự sống (Ga. 1, 4; cf. Ga. 11, 1tt)
Đức
Yêsu Kitô là ánh sáng (Ga. 1, 4.5.9; cf. Ga. 9, 1tt)
Đức
Yêsu Kitô là sự thật (Ga. 1, 17; cf. Ga. 14, 6; 8, 32)
a. Đức Yêsu Kitô
Đức Yêsu là Đấng thanh tẩy trong
Thánh Thần (Ga. 1, 33). Ngài được xác chuẩn là Đấng Thiên Sai[57]
trong biến cố Ngài nhận phép rửa với Yoan Tẩy giả.
Đức Yêsu từ trời xuống, Ngài là Con
Một Thiên Chúa (Ga. 3, 13.16).
Đức Yêsu là Đấng ban Nước Hằng sống
(Ga.4).
Ngài sống tùy thuộc Cha đến độ “của
ăn của tôi dùng là thi hành ý Đấng đã sai tôi, và chu toàn công việc Người”
(Ga. 4, 34).
Đức Yêsu mặc khải cho dân Do Thái
biết giữa Ngài và Thiên Chúa có một tương quan rất đặc biệt: Ngài gọi Thiên
Chúa là Cha; điều này làm người Do Thái muốn giết Ngài, vì hàm chứa “cho mình
bằng Thiên Chúa” (Ga. 5, 18).
Đức Yêsu là Bánh Hằng Sống, ai ăn sẽ
được sống đời đời (Ga.6, 51).
Điều trước kia Ngài đã tỏ lộ cho
Nicôđêmô vào ban đêm (Ga. 3, 13tt), thì nay Đức Yêsu nói với dân chúng: Ngài
không thuộc trần gian này, Ngài được Cha sai đến trần gian (Ga.7, 28tt). Đức
Yêsu đến từ Thiên Chúa (Yn 8, 21-29).
Đức Yêsu là sự sáng (Ga. 8, 12).
Trong biến cố Đức Yêsu mở mắt người mù từ thuở mới sinh, điều này được mặc khải
rõ hơn (Ga.9).
Đức Yêsu là sự thật. Sự thật giải
phóng và làm con người tự do đích thực (Ga. 8, 32tt; Ga. 14, 6).
Đức Yêsu là chủ chiên nhân từ (Ga.
10, 11).
Đức Yêsu là Con Thiên Chúa, là một
với Thiên Chúa (Ga. 10, 30).
Trong phép lạ phục sinh Lazarô từ
cõi chết, Đức Yêsu mặc khải Ngài là sự sống lại và là sự sống, ai sống mà tin
Ngài thì không phải chết, còn ai chết mà tin Ngài thì sẽ được sống lại (Ga. 11,1
tt. 25.26).
Đức Yêsu xử sự như thể Ngài là vua
(Ga. 12, 12-19) dù rằng khi người Do thái muốn tôn Ngài làm vua khi Ngài cho họ
ăn no thì Ngài lại trốn (Ga. 6, 15).
Đức Yêsu mặc khải về Thánh Thần (Ga.
14-16), và mặc khải Cha như Đấng sai Ngài và luôn nhận lời Ngài nguyện xin (Ga.
17).
b. Thiên Chúa
Trong Tin Mừng Yoan, Đức Yêsu mặc
khải về chính mình; và trong tương quan với Con, Thiên Chúa là Cha được mặc
khải; cũng chính qua Ngài mà Thánh Thần được sai đến và hoạt động trong thế
gian.
Trong lời nguyện của vị Thượng Tế,
Đức Yêsu gọi Thiên Chúa là Cha (Ga.17, 1tt). Sự sống vĩnh cửu hệ tại nhận biết
Cha và Đấng Cha đã sai, Đức Yêsu Kitô (Ga. 17, 3).
Trong khi giảng dạy và đối đáp với
dân chúng, Đức Yêsu cũng khẳng định Ngài đến từ Cha. Chính Thiên Chúa đã sai
Ngài[58]
(Ga. 5, 36).
Thiên Chúa là Đấng Đức Yêsu luôn
luôn tùy thuộc vào, Ngài luôn tìm ý Cha (Ga. 5, 30), luôn làm những công việc
của Cha (Ga.6, 38) luôn nói lời của Cha ban cho Ngài (Ga. 12, 49; 14, 24), luôn
tìm vinh quang của Đấng đã sai Ngài (Ga.7, 18).
Tương quan giữa Thiên Chúa Cha và
Ngài mật thiết đến độ:
·
Ai không kính trọng
Ngài là không tôn kính Cha, Đấng đã sai Ngài (Ga. 5, 23),
·
Và ai tin vào Ngài, thì
không chỉ là tin vào Ngài, nhưng là tin vào Cha, Đấng đã sai Ngài (Yn 12, 44),
·
Ai tiếp đón Ngài là
tiếp đón Đấng đã sai Ngài (Ga. 13, 20).
Thiên Chúa là Cha đức Yêsu Kitô, là
Đấng đã sai Đức Yêsu Kitô, là Đấng mà Đức Yêsu luôn hướng về.
Một số nhà thần học hiện đại, căn cứ
vào sự liên quan mật thiết giữa Đức Yêsu và Thiên Chúa, đã đi tới kết luận: Đức
Yêsu là Thiên Chúa. Đây là một lý chứng nhằm chứng minh thiên tính của Đức Yêsu
qua sự tùy thuộc hoàn toàn của Đức Yêsu vào Thiên Chúa Cha.
c. Thánh Thần
Thần Khí đã xuất hiện khi Đức Yêsu
lãnh phép rửa với Yoan Tẩy Giả tại sông Yordan: “Tôi đã trông thấy Thần Khí như
chim câu đáp xuống và lưu lại trên Ngài, nhưng Đấng đã sai tôi đến thanh tẩy
bằng nước, chính Người nói với tôi: ngươi thấy Thần Khí đáp xuống và lưu lại
trên ai, thì chính Ngài là Đấng thanh tẩy trong Thánh Thần và tôi đã được xem
thấy, và xin đoan chứng: chính Ngài là Đấng Thiên Chúa chọn” (Ga.1, 32-34).
Thần Khí và Thiên Chúa đã làm chứng cho Đức Yêsu với Yoan Tẩy giả, và đến lượt
Yoan Tẩy giả, ông cũng làm chứng cho Đức Yêsu.
Thanh tẩy trong Thần Khí, là sinh
lại bởi nước và Thần Khí. Đây là điều kiện để được vào nước Thiên Chúa (Ga. 3,
5-6), vì kẻ sinh bởi xác thịt là xác thịt, còn ai sinh bởi Thần Khí là thần khí
(Ga. 3, 6).
Thần Khí, Đấng an ủi khác, là Thần
Khí chân lý, sẽ được Thiên Chúa ban cho các tông đồ[59],
Thần Khí này thế gian không thể lãnh nhận (Ga. 14, 17). Thần Khí, Đấng an ủi,
sẽ được gởi tới nhờ danh Đức Yêsu; Thần Khí sẽ dạy dỗ các tông đồ (Ga. 14, 26),
sẽ dẫn các tông đồ vào tất cả sự thật (Ga. 16, 13). Thần Khí là thực tại được
Đức Yêsu ban cho kẻ tin Ngài (x. Ga. 7, 37-39).
Thần Khí, Đấng an ủi, Đấng ở nơi
Thiên Chúa Cha, Ngài không chỉ được Cha sai gởi(Ga. 14, 17. 26), nhưng còn được
Đức Yêsu sai gởi, và Ngài sẽ làm chứng cho Đức Yêsu (Ga. 15, 26).
Khi còn sống ở trần gian với thân
xác, Đức Yêsu đã hứa ban Thần Khí cho các tông đồ, và Ngài đã thực hiện điều
này sau khi phục sinh từ cõi chết: “Đức Yêsu thổi hơi trên họ và nói: các con
hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga. 20, 22). Thần Khí được ban cho các tông đồ, để ở với
các tông đồ mãi mãi (Ga. 14, 16), để loan báo cho các tông đồ những điều sẽ xảy
đến (Ga. 16, 13), để làm chứng cho Đức Yêsu (Ga. 15, 26), và cũng để các tông
đồ có thể tha tội nhân danh Thiên Chúa (Ga. 20, 22-23).
d. Con người được yêu
thương
Con người là tạo vật được Thiên Chúa
yêu thương vô cùng. Vì yêu, nên Thiên Chúa đã sai gởi Con của Ngài xuống trần
gian (Ga.3, 16). Thiên Chúa Cha yêu con người như yêu Chúa Yêsu (Ga.17, 23 cf.
Ga.17, 20). Chúa Yêsu yêu con người như chính Cha yêu Chúa Yêsu (Ga.15, 9);
Ngài yêu con người đến độ hiến mạng sống cho con người “không có tình yêu nào
lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống mình” (Ga.15, 13), Ngài biến bánh
rượu trở thành thịt máu Ngài để nuôi con người (Mc.14, 22-25), Ngài yêu con
người đến cùng (Ga.13, 1tt). Thánh Thần yêu thương con người đến độ luôn ở với
con người (Ga.14, 16), nhắc nhớ và dạy dỗ con người (Ga.14, 26), dẫn con người
vào sự thật trọn vẹn (Ga.16, 13).
i. Con người là tội nhân
Niềm tin và cách sống có tương quan
mật thiết với nhau. Tin vào Thiên Chúa và Đấng-Cha-sai Đức Yêsu, hàm chứa tin
rằng “máu Đức Yêsu, Con của Người, tẩy sạch ta khỏi mọi tội lỗi” ( 1Ga. 1, 7).
Con người có tội và được Thiên Chúa
cứu thoát nhờ máu Đức Yêsu! Nếu không nhận mình có tội, là phủ nhận công trình
cứu độ của Đức Yêsu, phủ nhận giá trị nhập thể và cứu chuộc của Đức Yêsu, và
của chính Thiên Chúa. “Nếu ta nói: ta không có tội, thì ta tự dối mình, và sự
thật không có ở nơi ta” (1 Ga. 1, 8).
ii. Yêu thương
Tin vào Đức Yêsu, hàm chứa phải giữ
giới lệnh yêu thương của Ngài: “Như thầy yêu mến anh em, anh em cũng hãy yêu
mến nhau” (Ga. 13, 34-35).
“Thiên Chúa là tình yêu, và ai ở
trong tình yêu, thì ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong kẻ ấy” (1Ga. 4,
16). Ai ở trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa, ai yêu thương thì người đó ở
trong Thiên Chúa, người đó thuộc về Thiên Chúa; còn ai không yêu thương, ghét
anh em mình, thì đó là kẻ sát nhân, và như vậy không có sự sống đời đời (1Ga.
3, 14-15).
Thư thứ nhất của Yoan đặt song song
hành vi “tuyên xưng Đức Yêsu là Con Thiên Chúa” và “ai ở trong tình yêu”. Cả
hai hành vi đó đều làm cho người ta “ở trong Thiên Chúa” và “Thiên Chúa ở trong
người đó” (1Ga. 4, 15-16).
Tin Thiên Chúa và yêu anh em mình,
đây là những hành vi của những người được cứu độ, những người có sự sống đời
đời.
Toàn bộ thư và tin mừng
theo Yoan được viết ở thời điểm cuối cùng của bộ Tân ước. Nhờ có thời gian dài
suy tư, và nhất là nhờ đời sống thiết thân với Đức Yêsu Phục Sinh cùng Thánh
Thần của Người, mặc khải được trình bày nơi tin mừng và các thư Yoan thật rõ
ràng và sâu sắc.
Đức Yêsu tử nạn phục sinh là Con của
Cha trên trời, Ngài sống rất thiết thân với Thiên Chúa Cha. Ngài là sự sáng, sự
thật, và sự sống. Ngài là đường đưa con người về với Cha, cho con người sống
trong vương quốc của Cha. Ngài đã về với Cha để dọn chỗ cho chúng ta, và Ngài
sẽ trở lại đón chúng ta đi với Ngài (Ga. 14, 3).
Thiên Chúa là Cha của Đức Yêsu;
chính Cha đã sai con tới để cứu những kẻ tin vào Ngài và vào Con (Ga. 17, 3; 3,
16). Cha cũng là Đấng đã sai gởi Thánh Thần, Đấng sẽ ở mãi mãi với các tông đồ,
Đấng trở nên chứng nhân của Đức Yêsu Phục Sinh nơi những con người còn ở trần
gian nhưng không thuộc về trần gian.
Con người là tạo vật được Thiên Chúa
yêu thương; chính vì yêu thương nên Thiên Chúa đã gởi Con và Thánh Thần đến để
cứu độ con người. Dù được yêu thương, nhưng vẫn có những người từ chối tình yêu
của Thiên Chúa, không tiếp nhận và không tin vào người Con mà Ngài đã sai gởi
xuống trần gian; những người này đứng về phe ma quỷ, không thuộc về Thiên Chúa.
Cuối cùng Thiên Chúa vẫn chiến thắng thế gian vì Đức Yêsu đã chiến thắng thế
gian (Ga. 16, 33). Sự sáng đã chiến thắng bóng tối. Tình yêu của Thiên Chúa thể
hiện nơi Đức Yêsu đã chiến thắng sự chết, đã chiến thắng tội lỗi và tất cả.
Các tông đồ và cộng đoàn kitô hữu
tiên khởi tin rằng Đức Yêsu tử nạn thời tổng trấn Philatô, đã phục sinh từ cõi
chết, được siêu tôn bên hữu Thiên Chúa, và Ngài sẽ trở lại trong vinh quang.
a. Đức Yêsu nói về ngày
quang lâm
Đức Yêsu đã nói về ngày quang lâm
khi giảng dạy[60] các tông đồ
cũng như khi trả lời vị thượng tế khi Ngài bị tra vấn[61]!
Khi các môn đồ đến gặp riêng Đức Yêsu hỏi về ngày quang lâm, Ngài trả lời: “Các
ngươi hãy coi chừng đừng để ai lừa gạt các ngươi. Vì có nhiều kẻ đội danh Ta mà
đến nói rằng: Đức Kitô, chính là Ta. Và họ sẽ lừa gạt được nhiều người... Vì
cũng như chớp lòa bên Đông rạng bên Đoài, thì cuộc quang lâm của con người cũng
sẽ thế... và người ta sẽ thấy Con Người đến trên mây trời với quyền năng và
vinh quang cao cả...” (Mt. 24, 3-4. 27. 30). Và khi Con Người đến trong vinh
quang, Ngài sẽ phán xét thiên hạ dựa theo những điều họ làm cho những người
nghèo khó (Mt. 25, 31-46).
Tin mừng theo Yoan đề cập đến việc
Đức Yêsu về với Cha, và Ngài sẽ trở lại đón các môn đệ thân thương của Ngài:
“Lòng các ngươi chớ rúng động. Hãy tin vào Thiên Chúa, và cũng hãy tin vào Ta.
Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở; chẳng vậy, Ta đâu có nói với các ngươi là Ta
đi dọn chỗ cho các ngươi. Và nếu Ta ra đi và dọn chỗ cho các ngươi, thì Ta sẽ đến
lại và đem các ngươi theo Ta, để Ta ở đâu, các ngươi cũng ở đó” (Ga. 14, 1-3).
Về ngày của Chúa, chẳng ai biết
được, kể cả các thiên thần trên trời, cả Con nữa trừ phi là Cha (Mc. 13, 32;
1Tx. 5, 2). Vào ngày Chúa quang lâm, những kẻ đã chết trong Đức Kitô sẽ sống
lại, đó là niềm tin của tất cả kitô hữu.
Đức Yêsu đã cho những người thuộc bè
Sađốc[62]
thấy rằng Thiên Chúa, là Thiên Chúa của kẻ sống, chứ không là Thiên Chúa của kẻ
chết. Khi Kinh Thánh nói Thiên Chúa là Thiên Chúa của Abraham, của Ysaac, của
Yacob- mà điều Kinh Thánh nói là sự thật-, nên Abraham, Ysaac và Yacob vẫn còn
đang sống một cách nào đó.
Theo đức tin kitô, người chết không
đi vào cõi hư vô nhưng vẫn tồn tại; họ chịu phán xét riêng để được thưởng hoặc
bị phạt, để hưởng tôn nhan Chúa hay bị sa hỏa ngục. Tuy vậy hạnh phúc trọn vẹn
tràn đầy chỉ đến khi Chúa Yêsu Kitô quang lâm; ngày đó người chết sẽ sống lại,
và được hạnh phúc trọn vẹn cả hồn lẫn xác.
Tất cả tin mừng nhất lãm đều thuật
lại trình thuật Đức Yêsu nói về sự sống lại (Mc. 12, 18-27 Mt. 22, 23-33 Lc.
20, 27-40); còn đối với tin mừng theo Thánh Yoan, Đức Yêsu nói: “Phục sinh và
sự sống, chính là Ta. Ai tin vào Ta thì dẫu chết cũng sẽ sống; và mọi kẻ sống
cùng tin vào Ta sẽ không phải chết bao giờ” (Ga. 11, 25-26).
b. Phaolô đề cập đến ngày
quang lâm
Phaolô cũng đề cập đến ngày quang
lâm của Đức Yêsu Kitô (1Tx. 5, 23; 4, 13tt; 2Tx. 2, 1tt). Về ngày giờ của Chúa
đến thì không ai biết, vì Ngài như kẻ trộm đến trong đêm tối (1Tx. 5, 1tt).
Phaolô cũng nói về số phận của những người đi trước, những người đã chết trước
ngày Đức Kitô quang lâm (1Tx. 4, 13tt). Khi nói về số phận của những người đã
chết trước khi Đức Kitô quang lâm (1Tx. 4, 13tt), Phaolô hy vọng ngài cũng
thuộc về số những kẻ còn sống khi Đức Kitô quang lâm. Những người đã chết trước
thời Đức Kitô quang lâm, sẽ được sống lại và đi đón Chúa (1Tx. 4, 16-17). Trong
thư thứ hai gởi Thessalonika, Phaolô chỉnh lại tư tưởng của một số người cho
rằng ngày của Chúa gần đến (2Tx. 2,1 tt), và họ không làm gì nữa (2Tx. 3,
10tt).
Phaolô lý luận chứng minh người ta
sẽ sống lại dựa vào sự kiện đức tin “Đức Yêsu Kitô đã phục sinh”. “Nếu Đức Kitô
đã sống lại từ cõi chết, thì làm sao trong anh em lại có kẻ dám nói: không có
chuyện kẻ chết sống lại? Nếu không có chuyện kẻ chết sống lại, thì Đức Kitô
cũng đã không sống lại; mà nếu Đức Yêsu Kitô không sống lại, thì lời giảng của
chúng tôi thật hư không” (1Cor. 15, 12-14).
Nếu Đức Kitô không sống lại, thì:
việc
anh em tin là hão huyền (1 Cor. 15, 17),
anh
em vẫn còn trong tội lỗi của anh em (c. 17),
chúng
ta là kẻ khốn nạn nhất trong thiên hạ (c. 19),
việc
chúng ta chịu thanh tẩy vì kẻ chết nào có ích lợi gì? (c. 30-31),
Phaolô
chiến đấu với mãnh thú tại Êphêsô nào có báo bổ gì? (c. 32),
tốt
hơn là nên hưởng lạc thú nếu người chết không sống lại.
“Nhưng
kỳ thực, Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, tiên thường của các vong linh. Vì
chưng sự chết do bởi một người. Quả thế, cũng như nơi Ađam mọi người đều phải
chết, thì trong đức Kitô, mọi người cũng sẽ được tác sinh. Nhưng ai theo thứ tự
nấy, tiên thường là Đức Kitô, rồi đến các kẻ thuộc về Người vào ngày quang lâm”
(1 Cor. 15, 20-23).
c. Chúa quang lâm để con
người được hạnh phúc trọn vẹn
Những chương khởi đầu của Kinh Thánh
cho thấy hạnh phúc của con người hệ tại đời sống thân mật với Thiên Chúa, đau
khổ và tột điểm của đau khổ là sự chết hệ tại tội lỗi, tức là thái độ không tin
tưởng- phó thác- yêu thương Thiên Chúa.
Abraham, người được yêu thương tuyển
chọn, đã sống lâu và giàu có, trở nên mối phúc lành cho nhiều người.
Lịch sử dân Israel cho thấy, nếu dân
trung thành với Thiên Chúa, thì toàn dân sống trong yên bình hạnh phúc; còn nếu
dân phản bội Thiên Chúa, không tuân giữ giao ước, thì dân sẽ bị các dân tộc
khác thống trị (thời quan án), hoặc sẽ bị đưa đi lưu đày (các ngôn sứ).
Nơi Đức Yêsu Phục Sinh, tất cả lời
hứa của Thiên Chúa cho con người đã và đang được hoàn tất. Nơi Đức Yêsu tử nạn
phục sinh, tất cả lời hứa của Thiên Chúa đối với con người đã được bảo đảm. Ơn gọi
làm con Thiên Chúa, được chia sẻ sự sống vĩnh cửu với Thiên Chúa được bảo chứng
bằng máu Đức Yêsu Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể. Sự sống vĩnh cửu, đời đời hạnh
phúc, đã được ban nhờ và trong Đức Yêsu Kitô; hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa
Ba Ngôi sẽ trọn vẹn vào ngày quang lâm của Đức Yêsu Kitô, ngày Thiên Chúa làm
trọn vẹn mọi sự.
Nơi Abraham và những người thời cựu
ước, của cải là bằng chứng hạnh phúc; còn nơi Đức Yêsu Kitô, chính Thiên Chúa
là gia sản của những kẻ thuộc về Người; hạnh phúc của con người là chính Thiên
Chúa. Lề luật trong Cựu Ước cho thấy con người là tội nhân; còn với Đức Yêsu
Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể, con người là tạo vật được yêu! Nơi đức Yêsu
Kitô, con người được ban dẫy đầy ơn này đến ơn khác. “Luật được ban nhờ Môsê,
còn ân sủng và sự thật thì được ban nhờ Đức Yêsu Kitô” (Ga. 1, 17).
Nhờ Đức Yêsu Kitô, với Đức Yêsu Kitô
và trong Đức Yêsu Kitô, con người được tất cả, đặc biệt nhất là Thánh Thần.
(Những sách được trích dẫn)
ĐÀO
DUY ANH, Hán Việt Từ Điển, PARIS 1950
J.
AUER, art. “Grâce”, II: Theological,
SACRAMENTUM MUNDI 1, BURNS and OATES 1968
M. A. BAILLY, Abrégé du
Dictionnaire Grec - Francais,
PARIS 1961
H.
M. BAUMGARTNER, art. “Transcendantal Philosophy”,
SACRAMENTUM MUNDI, BURNS & OATES 1968
E.
BIHLMEYER, Histoire de l'E'glise, t. I
SALVATOR - PARIS 1962
F.
CAYRÉ, Précis de Patrologie, t. I
DESLÉE et Cie- PARIS 1927
H.
CAZELLES, Introduction à la Bible
Introduction critique à l'ancient Testament, t. II, DDB. 1973
Y.
DORTIGUES, La Foi et la Théologie, PARIS 1962
H.
CORNELIS et A. LÉONARD, La Gnose éternelle,
Col. Je sais-ie crois, n.146 - PARIS 1959
A.
DARTIGUES, La Révélation du sens au salut,
DESCLÉE 1985
J.
DE FINANCE, Connaissance de l'Être, DDB- PARIS 1966
H.
DE LUBAC, Dieu se dit dans l'histoire, CERF 1974
DENZINGER
- SCHOENMETZER,
Enchiridion Symbolorum Definitionum et Declarationum,
HERDER 1963
A.
DULLES, Revelation Theology,
BURNS and OATES - HERDER and HERDER 1969
H.
FRIES, art. “Révélation”,
trong MYSTERIUM SALUTIS t. I, vol. I, CERF- PARIS 1969
H.
FRIES, “Le Mythe et la Révélation”,
trong QUESTIONS THÉOLOGIQUES AUJOURD’HUI,
DDB - PARIS 1964
Cl.
GEFFRÉ, art. “L’histoire récente
de la théologie fondamentale. Essai d'interprétation”,
trong CONCILIUM 46 (1969), pp. 11-28
R.
HAARDT, art. “Gnosticism”,
trong SACRAMENTUM MUNDI I, BURNS and OATES 1968
A.
HALDER, art. “Knowledge”,
trong SACRAMENTUM MUNDI, BURNS & OATES 1968
U.
HORST,
“La conception de la Révélation dans la haute scolastique”
trong
MICHEL SEYBOLD, La révélation dans l'écriture,
la patristique, la scolastique, CERF- PARIS 1974
Thánh Công đồng chung
Vaticanô II,
GHHV PIÔ X ĐÀ LẠT, SAIGON 1972
R.
JOLIVET, Dieu Soleil des esprits
La doctrine augustinienne de l'illumination
DDB et Cie- PARIS 1934
N.
JUNG, art. “Révélation”, trong DTC, t. XIII, col. 2586
A.
KELLER, art. “Universals”,
trong SACRAMENTUM MUNDI, BURNS & OATES 1968
K.
KRENN, art. “Kantiannism”,
trong SACRAMENTUM MUNDI, BURNS & OATES 1968
R.
LATOURELLE, Théologie de la Révélation, DDB. 1966
R.
LATOURELLE, Théologie Science du Salut, PARIS 1968
R.
LATOURELLE,
art. “La spécificité de la Révélation chrétienne”,
trong STUDIA MISSIONALIA, vol. XX, GREGORIANA 1971
E.
F. LEOPOLD, Lexicon Hebraicum et Chaldaicum,
LIPSIAE 1905
J.
PHẠM THANH LIÊM,
Thần học các tôn giáo ngoài Kitô giáo, ĐALAT 1982, bđm.
LNC
(14.12.52), Dẫn nhập Thần học, ĐL. 38
A.
LOISY, The Gospel and the Church, PARIS 1903
J.
E. McKENZIE, Dictionary of the Bible, MILWAUKKE 1965
J.
E. McKENZIE, art. “Aspects of old Testament Thought”
trong Jerome Biblical Commentary
LÊ
TÔN NGHIÊM, Lịch sử Triết học Tây Phương,
LÁ BỐI 1970
G.
PARRINDER, “Revelation in other Scriptures”
trong STUDIA MISSIONALIA, vol. XX, GREGORIANA 1971
PAUL
VI, enc. “Ecclesiam suam”
K.
RAHNER, L'Esprit dans le monde, MAME 1968
K.
RAHNER, L'homme à l'écoute du Verbe, MAME 1967
K.
RAHNER,
“A propos de la réforme des études ecclésiastiques”,
trong
K. RAHNER, Est-il possible aujourd'hui de croire,
MAME 1966
K.
RAHNER, art. “SALVATION”,
trong MYSTERIUM SALUTIS - HERDER 1970
F.
RICKEN, art. “Platonism”, trong SACRAMENTUM MUNDI
J.
SPLETT, art. “Agnosticism”,
trong SACRAMENTUM MUNDI - BURNS and OATES 1968
P.
STOCKMEIER,
“Révélation dans l'Église chrétienne primitive”,
trong La Révélation dans
l'Écriture, la patristique,
la Scolastique, Col. HISTOIRE DES DOGMES- CERF 1974
THANH
NGHỊ, Việt Nam Tân Tự Điển Minh Họa,
KHAI TRÍ - SAI GON 1965
THIỀU
CHỬU, Hán Việt Tự Điển, HÀ NỘI 1942
G.
THILS, Propos et Problèmes de la théologie
des religions non-chrétiennes, CASTERMAN 1966
S. THOMAE In Aristotelis
Librum De Anima Commentarium
MARIETTI - ITALY 1959
S.
THOMAE, Summa Theologiae, MARIETTI-ITALY 1952
S.
THOMAE AQUINATIS,
Liber de Veritate Catholicae Fidei contra errores Infidelium
seu Summa Contra Gentiles, MARIETTI 1961
F.
J. THONNARD, Extraits des grands philosophes,
DESCLÉE et Cie-PARIS 1963.
F.
J. THONNARD, Présis d'histoire de la philosophie,
DESCLÉE et Cie-PARIS 1966.
Kinh Thánh
bd. NGUYỄN THẾ THUẤN, DCCT-SG. 1976
INHAXIO
LOYOLA, Linh thao, NTDT- THỦ ĐỨC 1969
G.
A. WETTER, art. “Marxism”,
trong SACRAMENTUM MUNDI, BURNS & OATES 1968
HOME CHIA SẺ LỜI CHÚA
LINH ĐẠO
THẦN HỌC
ĐỜI SỐNG
SOME THEMES IN ENGLISH
DẪN NHẬP THẦN HỌC
MẶC KHẢI
SẼ SỐNG NẾU BẠN TIN TÔN GIÁO NGOÀI KITÔ ÂN SỦNG VÀ BIỂU TƯỢNG
Chúc
bạn an vui hạnh phúc.
phamthanhliem
[1] Sáng Thế được san định lần cuối vào khoảng năm 400 trước công nguyên; nhưng con người đã xuất hiện trên trái đất khoảng hơn một triệu năm rồi, còn Abraham mới chỉ cách chúng ta đây chưa đầy bốn ngàn năm (Abraham xuất hiện khoảng 1850 năm trước công nguyên).
[2] Con người được đặt tên cho muôn vật (St. 2,19-20).
[3] Truyền thống của miền nam, tức Yuđa.
[4] Thiên Chúa đã cho con người sự sống của Ngài (St. 2, 7. 9. 16).
[5] vì Sara son sẻ không con (St.11, 30)
[6] Abram là tên của Abraham trước khi Thiên Chúa đổi tên cho ông (St. 17, 5).
[7] Dựa theo Sáng Thế chương 16, 16: “Abram sống được 86 tuổi, khi Hagar sinh ra Ismael cho Abram”. Và dựa vào St. 16, 3: “Mãn 10 năm Abram lập cư ở đất Canaan, Saray, vợ của Abram đã đem Hagar, thị tỳ của bà, mà dâng nàng làm thiếp cho Abram chồng bà. Ông đã ăn ở với Hagar, và nàng đã có thai. Năm 99 tuổi, Abram đã cắt bì để thực thi điều kiện giao ước của Yahweh, và Ismael đã 13 tuổi (St.17, 24.25). Như vậy, dựa vào sách Sáng Thế, Abram đến định cư ở Canaan khi ông được khoảng 76 tuổi.
[8] Thiên Chúa đến với Abimêlek trong mộng ban đêm (St. 20, 3). Trước đó, Thiên Chúa hiện ra với Hagar, nữ tỳ của Sara, để mách bảo những điều Hagar phải làm (St. 16,7-13). Thiên Chúa phán gọi Hagar khi Sara đuổi Hagar ra khỏi nhà (St. 21, 17-19).
[9] El-Roy có nghĩa là Thiên Chúa của thị kiến.
[10] Xem chú thích trong bản dịch của cha Nguyễn Thế Thuấn, nxb. DÒNG CHÚA CỨU THẾ - SG. 1976, chú thích St. 16, 7.
[11] Về các nổi khổ đau của dân con Israel, xem thêm Xh. 1; 2, 23-25; 3, 9
[12] Như thấy trong những trình thuật tiếp theo, dân con Israel liên tục bất tuân lệnh Chúa và luôn càm ràm than trách Yahweh.
[13] Có lần Thiên Chúa nổi nóng với Môsê (Xh. 4, 14); và nhiều lần Môsê tìm cách thoái thác sứ mạng (Xh. 3, 11; 4, 1. 10; 4, 13; 5, 22tt)
[14] Yahweh phán với Môsê: Khi ngươi trẩy đi để về Ai cập, ngươi hãy nhìn tỏ là các điềm thiêng Ta sẽ đặt tay ngươi thì ngươi sẽ làm trước mặt Pharaô.
[15] Nhưng Ta sẽ làm cho nó cứng lòng và nó sẽ không buông thả dân đâu. Bấy giờ ngươi sẽ nói với Pharaô “Yahweh phán rằng: con đầu lòng của Ta là Israel nên Ta đã nói với ngươi: Hãy buông thả cho con Ta đi để nó phụng thờ Ta! Nhưng ngươi đã khước từ không chịu thả ra, thì này phần Ta, Ta sẽ giết chết con đầu lòng của ngươi” (Xh. 4, 19. 21-23).
[16] Cái chết thể xác của các con đầu lòng người Ai Cập có thể là điều gây cái tốt nơi Pharaô và con dân Ai cập: vì họ có thể nhận ra Yahweh và thống hối, quay trở về với Người, không còn bất tuân lệnh Người nữa. Trong cái nhìn của chúng ta, cái chết thể xác không là điều ác tuyệt đối khi nó giúp chúng ta trở về với Chúa, được sống đời đời trong tương lai.
[17] J. E. McKENZIE, art. “Aspects of Old Testament Thought”, trong Jerome Biblical Commentary, p. 749
[18] Art. cit., p. 750
[19] Nơi Israel cũng có những bộ sưu tập luật, chẳng hạn, tập luật trong sách giao ước (Xh. 20, 22- 23, 19), sách luật (Đnl. 12-26), bộ luật thánh (Lv. 17-26).
[20] Art. cit., p. 751
[21] Yêu thương là hành vi tự do và nhưng không.
[22] R. LATOURELLE, Théologie de la Révélation, DDB-PARIS 1966, p. 28
trích dẫn J. PEDERSON, Israel: life and culture, LONDON 1946, p. 107
[23] Ibid., p. 388
[24] H. FRIES, Art. “La Révélation”, trong MYSTERIUM SALUTIS, t. I, vol. I, CERF-PARIS 1969, p. 262 trích dẫn E. BRUNNER, Offenbarung und Vernunft, p. 103
[25] R. LATOURELLE, op. cit., p. 18
[26] không chủ yếu cho người thời tương lai, dù rằng có thể giúp cho người thời tương lai.
[27] H. FRIES, art. cit., p. 262
[28] J. L. McKENZIE, art. cit., p. 750
[29] Ibidem
[30] Ibidem
[31] H. CAZELLES, Introduction à la Bible (Introduction critique à l'ancient Testtament), t. II, DDB. 1973, p. 359
[32] H. FRIES, art. cit., p. 225; trích dẫn F. STIER, Die Geschichte Gottes mit den Menschen, DUESSELDORF 1962, pp. 40tt
[33] thần ngoại, hebel.
[34] trong giao ước, vua được dân công nhận.
[35] J. L. McKENZIE, art. cit., p. 749
[36] Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy nhắc đến khôn ngoan của Ai cập (Ys. 19, 3-15; Kng. 17, 7), khôn ngoan của Babylon (Ys. 47, 10-13; Yer. 10, 7; 50, 35), khôn ngoan của Ả rập (1V. 5, 10; Yer. 49, 7; Bar. 3, 22); nhưng khôn ngoan của Salomon vượt trên các khôn ngoan của Ai cập và phương đông (1V. 5, 10) và trên các khôn ngoan của người bản xứ Canaan, tức là của Etan và Hêman (Tv. 88-89).
[37] R. LATOURELLE, op. cit., p. 26 trích dẫn R. W. ROBINSON, Inspiration and Revelation in the Old Testament, p. 235-237
[38] Nơi các dân tộc lân cận, có những trung tâm để dạy khôn ngoan và khoa học như ở Mari, Ugarit, Ai cập, và Lưỡng Hà Địa. Những địa danh vừa kể là những trung tâm văn hóa.
[39] vì niềm tin mà bị giết.
[40] bây giờ chúng ta gọi là ngày Chúa Nhật.
[41] Massiah, Christos, Đức Kitô, đấng được xức dầu.
[42] Chúng ta cũng được gọi là con Thiên Chúa, nhưng là con vì chúng ta được nhận ; con Thiên Chúa như người ta hiểu Đức Yêsu trước biến cố phục sinh, cũng là con thừa nhận, không phải là con đồng bản tính như các tông đồ biết sau biến cố tử nạn và phục sinh.
[43] Yoan tiền sai môn đệ đến thỉnh vấn; Đức Yêsu cho mình vượt trên các tiên tri như người con vượt trên các đầy tớ (Mc. 12, 1-12).
[44] chữ Do Thái đã được viết bằng mẫu tự latinh.
[45] Đấng thiên sai, Đấng được xức dầu.
[46] như thấy trong Rm. 9, 5; Ga. 1, 1. 18; 20, 28; 1Ga.5, 20; Tit. 2, 13
[47] ơn gọi Abraham.
[48] Rm. 10, 9: “nếu ngươi tuyên xưng ngoài miệng Yêsu là Chúa, và nếu lòng ngươi tin rằng Thiên Chúa đã phục sinh Ngài từ cõi chết, ngươi sẽ được cứu”.
[49] Rm. 7, 24: vô phúc thay con người tôi! Ai cứu tôi khỏi cái xác chết này? đội ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Yêsu Kitô, Chúa chúng ta.
[50] Rm 1, 3tt. 9; 5, 10; 8, 29; 1Cor. 1, 9; 15, 28; 2 Cor. 1, 19; Gal. 1, 16; 2, 20; 4, 4. 6; Eph. 4, 13; 1 Thess. 1, 10
[51] Ys. 40, 13
[52] Chúa chỉ Yahweh theo bản dịch LXX.
[53] Điều này chúng ta thấy nơi đầu thư và kết thư của thánh Phaolôâ (Rm. 15, 6; 2Cor. 1, 3; 2 Cor. 11, 31; Eph. 1, 3; Col. 1, 3) Đức Yêsu là Con của Ngài (Rm.1, 3.4.9; 5, 10; 8, 3.29.32; 1 Cor. 1, 9; 15, 28; 2 Cor. 1, 19; Gal. 1, 16; 2, 20; 4, 4.6; Eph. 4, 13; Col.1, 13; 1Tx. 1, 10).
[54] Rm. 4, 24; 7, 4; 8, 11; 10, 9; 1Cor. 6, 14; 15,15; 2Cor. 4, 14; Gal.1, 1; Eph.1, 20; 2, 6; Col. 2, 12; 1Tx.1, 10
[55] Rm. 8, 11: nếu Thần Khí của Đấng đã phục sinh Đức Yêsu từ trong kẻ chết ngự trong anh em, Đấng đã phục sinh Đức Kitô từ trong kẻ chết, cũng sẽ ban sự sống cho thân xác hay chết của chúng ta.
1Cor. 6, 14: Thiên Chúa, Đấng đã phục sinh Chúa, cũng sẽ phục sinh chúng ta nữa bởi quyền năng của Người.
[56] Trong thư Roma chương 8, Phaolô dùng lẫn lộn Thần Khí của Thiên Chúa, Thần Khí của Đức Yêsu, và Thần Khí. Phải chăng đây là một thực tại được gọi bằng những tên khác nhau?
[57] Kitô, CristoV, Massiah, Đấng được xức dầu.
[58] Các công việc ta làm làm chứng cho ta rằng Cha đã sai Ta (x. Ga. 6, 57; 7,29).
“Như Cha đã sai Con đến trong thế gian, cũng vậy, Con cũng sai chúng (Ga. 17, 18. 21. 23. 25; 20, 21).
[59] Ga.14, 17. 26; 15, 26
[60] “bấy giờ nếu có ai bảo các ngươi: này Đức Kitô ở đây, hay, Ngài đó kìa; thì các ngươi đừng tin! Sẽ có những Kitô giả... ! và bấy giờ người ta sẽ thấy Con Người đến trong mây với uy quyền cao cả và vinh quang...” (Mc. 13, 21-22. 26).
[61] “Và các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu quyền năng và đến với mây trời” (Mc. 14, 62; Mt. 26, 64).
[62] Những người không tin sự sống lại.